Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 19/04/2019, 10:51 AM

Có nên khôi hài trong khi thuyết pháp?

Theo dõi một số bài thuyết pháp ở trong nước tôi nhận thấy có vài thầy dùng cách bông đùa, pha trò, khôi hài để dẫn dụ thính chúng. Tuy nhiên sự bông đùa, pha trò lại đi quá xa khiến buổi thuyết pháp mất tính trang nghiêm trong tinh thần học đạo, tu đạo.

>>Góc nhìn Phật tử 

Thuyết pháp là giảng giải kinh điển của Phật, lời dạy của Phật, của chư Tổ cho thính chúng mà những điều này thính chúng Phật tử chưa biết hay hiểu biết chưa trọn vẹn. Ảnh minh họa

Thuyết pháp là giảng giải kinh điển của Phật, lời dạy của Phật, của chư Tổ cho thính chúng mà những điều này thính chúng Phật tử chưa biết hay hiểu biết chưa trọn vẹn. Ảnh minh họa

Những năm gần đây do Phật Giáo hưng thịnh, phong trào tu học và tìm hiểu đạo Phật của quần chúng gia tăng cho nên đã có khá nhiều giảng sư được đào tạo hẳn hoi đứng ra thuyết pháp để đáp ứng nhu cầu.

Việc giảng sư nói chuyện khôi hài hình như chỉ thấy ở trong nước chứ không thấy ở hải ngoại. Tôi không dám nói - có thể vì trình độ hiểu biết của Phật tử hải ngoại cao hơn cho nên quý thầy không dám bông đùa? Còn trong nước thì trình độ hiểu biết của Phật tử thấp cho nên quý thầy tha hồ tung hoành, muốn nói gì thì nói, coi Phật tử như “con cháu trong nhà”? Thế nhưng tôi mong rằng điều suy đoán này của tôi là sai quấy.

Trước khi tìm ra một số mẫu mực hay khuôn thước khi thuyết giảng, chúng ta thử tìm hiểu xem thuyết pháp hay giảng đạo là gì?

Thuyết pháp là giảng giải kinh điển của Phật, lời dạy của Phật, của chư Tổ cho thính chúng mà những điều này thính chúng Phật tử chưa biết hay hiểu biết chưa trọn vẹn.

Giảng dạy cách tu hành của Phật, chư vị Bồ Tát, các thánh tăng và của chính mình để quần chúng noi theo.

Giảng giải về một pháp môn tu nào đó chẳng hạn như Thiền, Tịnh Độ, Pháp Hoa, Mật Tông…

Giúp Phật tử cách tu hành tại gia như thiết lập bàn thờ, ăn chay, tụng kinh niệm Phật, giữ giới…

Cũng có khi buổi thuyết pháp tập trung vào đề tài Đạo Phật là gì, lịch sử Phật Giáo Việt Nam, các phong trào Phật Giáo trên toàn thế giới, so sánh Phật Giáo với các tôn giáo khác, vai trò của Phật Giáo đương đại, tương lai của Phật Giáo đi về đâu? Phật Giáo thuận lợi và những thách thức như vấn đề cải đạo và suy thoái của tăng ni.

Bài liên quan

Nhìn vào những đề mục tiêu chúng ta thấy thuyết pháp bao trùm những vấn đề lớn của con người và có khi nó được đặt vào chỗ linh thiêng nhất của tâm hồn, đó là Tâm Linh. Tại sao tôi dám nói thế? Bởi vì giảng pháp là:

Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến chúng sinh. Tức giúp cho chúng sinh nhìn thấy, hiểu thế nào là Phật và giáo lý của Phật, cho chúng sinh thấy tất cả những đức tính cao đẹp, thánh thiện nhất đều có trong con người của chúng sinh, đó là Phật tánh.

Giáo hóa chúng sinh từ phàm phu biến thành hiền thánh. Từ con người hung dữ biến thành thiện lương. Từ đứa con ngỗ nghịch biến thành hiếu thảo, từ người vợ hung dữ  trở thành hiền thục, từ người chồng hư thân mất nết trở thành chồng tốt . Đạo Phật còn có khả năng chuyển hóa một xã hội tăm tối, đầy hận thù thành xã hội biết yêu thương nhau và biết tin vào ngày mai. Xa hơn đạo Phật có thể đem lại hòa bình cho thế giới này. Giảng pháp, thuyết pháp hay giảng đạo có mục tiêu cao cả như thế cho nên không thể coi thường mà phải hết sức thận trọng.

Đức Phật luôn luôn ở trong Chánh Định cho nên thái độ, cử chỉ của Phật rất ôn tĩnh. Do đó giảng sư cũng phải vậy. Tâm ý phải ổn định, không nên bị khích động, bồn chồn, lo lắng hoặc quá vui trong khi giảng pháp hoặc bị chi phối bởi đạo tràng nhiều hay ít. Ảnh minh họa

Đức Phật luôn luôn ở trong Chánh Định cho nên thái độ, cử chỉ của Phật rất ôn tĩnh. Do đó giảng sư cũng phải vậy. Tâm ý phải ổn định, không nên bị khích động, bồn chồn, lo lắng hoặc quá vui trong khi giảng pháp hoặc bị chi phối bởi đạo tràng nhiều hay ít. Ảnh minh họa

Nhìn vào cách thuyết pháp của Phật, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm gì?

Đức Phật luôn luôn ở trong Chánh Định cho nên thái độ, cử chỉ của Phật rất ôn tĩnh. Do đó giảng sư cũng phải vậy. Tâm ý phải ổn định, không nên bị khích động, bồn chồn, lo lắng hoặc quá vui trong khi giảng pháp hoặc bị chi phối bởi đạo tràng nhiều hay ít.

Giọng nói của Phật rất trầm ấm cho nên giọng nói của giảng sư cũng phải êm dịu, rõ ràng, dễ nghe, không vội vã (nhanh quá) nhưng không ề à khiến đại chúng buồn ngủ. Nhớ không bao giờ được nói to quá hay dùng những lời nặng nề chứng tỏ mình đang bực giọc hay cáu giận chuyện gì đó.

Bài liên quan

Phật nói ra là Kinh. Lời Phật không thừa, không thiếu. Chính vì thế mà giảng sư phải tránh những lời thừa thãi làm loãng nội dung và làm Phật tử mất tập trung. Giảng sư phải thận trọng từng chữ, từng lời, từng ý không được buông lung, phóng túng. Trong khi thuyết pháp, đầu óc giảng sư phải làm việc - còn hơn cả cái máy.

Khi giảng pháp, hai tay Đức Phật để lên nhau và đặt trong lòng cho nên giảng sư không được khoa chân, múa tay như thể diễn thuyết ngoài đời, khiến mất oai nghi của người xuất gia.

Đức Phật tuy hết sức từ bi nhưng lại hết sức oai nghi cho nên cả đời không bao giờ Phật nói lời bông đùa, giỡn chơi, vui chơi. Cho nên giảng sư không được tếu, vui đùa, chọc cười thính chúng giống như mấy ông hề chọc cười khán giả. Xin nhớ, đạo tràng không phải là sân khấu. Phật tử đến đây để cầu pháp chứ không phải mua vui. Phật tử trang nghiêm như thế nào thì giảng sư cũng phải trang nghiêm, thành kính như thế. Tuy nhiên không vì thế mà quá nghiêm nghị, cứng nhắc khiến đạo tràng trở nên quá khô khan, nghẹt thở. Mở đầu buổi giảng pháp, giảng sư có thể nói lời chào mừng thính chúng, chẳng hạn như, “ Quý vị có khỏe không? Ngày hôm qua và hôm nay gia đình có an vui không?  Việc tu học của quý vị có tinh tấn hơn không?”

Đức Phật luôn nói lời Chánh Ngữ cho nên lời dạy của Phật trở thành kinh điển, mẫu mực cho cả Trời người. Do đó giảng sư không được dùng những loại ngôn ngữ đường phố, chợ búa, tiếng lóng trong khi giảng pháp dù là kể chuyện đời. Lời nói của giảng sư phải là lời nói của bậc trí thức. Thí dụ, giảng sư không thể nói, “Lời Phật dạy thật ấn tượng” mà phải nói, “Lời Phật dạy đã thấm vào lòng người, đã làm chúng ta phải suy nghĩ.” Tuyệt đối không được chen vài câu tiếng Anh vào để tỏ ra ta đây giỏi tiếng Anh. Nếu giỏi tiếng Anh thì nên có buổi giảng pháp bằng tiếng Anh cho Phật tử nước ngoài.

Phật nói ra là Kinh. Lời Phật không thừa, không thiếu. Chính vì thế mà giảng sư phải tránh những lời thừa thãi làm loãng nội dung và làm Phật tử mất tập trung. Ảnh minh họa

Phật nói ra là Kinh. Lời Phật không thừa, không thiếu. Chính vì thế mà giảng sư phải tránh những lời thừa thãi làm loãng nội dung và làm Phật tử mất tập trung. Ảnh minh họa

Xin nhớ Đức Phật luôn luôn tôn trọng thính chúng. Trong nhiều pháp hội, dù chỉ một vị Bồ Tát thưa hỏi nhưng lại có cả trăm vị Bồ Tát hiện diện để ủng hộ cũng như học hỏi thêm. Do đó, giảng sư phải hiểu rằng trong số thính chúng đang ngồi trước mặt đây, có thể có rất nhiều vị giỏi hơn mình gấp bội. Nhưng họ đến đây để hộ pháp hay vì thương mến chùa mà họ đến chứ không phải họ không biết gì cả. Do đó giảng sư không nên hỏi, “Quý Phật tử có hiểu thầy nói gì không?” rồi có khi lại bắt Phật tử nhắc lại những lời mình giảng giống như cô giáo bắt học trò nhắc lại bài học. Để cho đại chúng hiểu rõ lời dạy, Đức Phật cuối bài giảng đểu dùng kệ (thơ) để tuyên lại nghĩa mà Phật vừa giảng. Như vậy, cuối thời giảng, để cho chắc ăn, giảng sư có thể tóm lược lại những gì đã trình bày hoặc dành thời gian cho đại chúng đặt câu hỏi cho rõ nghĩa.

Bài liên quan

Xin nhớ, nếu giảng sư coi thính chúng như những người ngu độn không biết gì thì sẽ có thái độ khinh thường, phóng túng. Nếu giảng sư coi thính chúng là những thiện tri thức tham dự pháp hội để cùng nhau tu học thỉ giảng sư sẽ phải hết sức thận trọng. Chẳng hạn khi giảng sư nói chuyện với sinh viên. Sinh viên có thể không biết, không hiểu về Phật pháp nhưng họ có kiến thức cao của ngoài đời cho nên họ có đủ trình độ phê phán những gì giảng sư nói. Điều này cho thấy không phải giảng sư muốn nói gì thì nói. Ngay tổng thống của một quốc gia, khi nói chuyện trước lưỡng viện quốc hội, diễn văn phải soạn trước, rồi có máy nhắc (telepromter). Bởi vì lỡ lời sẽ đưa tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Giảng pháp Phật còn phải thận trọng hơn thế nữa.

Hầu hết trong mọi pháp hội nói kinh Đại Thừa, khi Phật thuyết pháp đểu có chư thiên, long thần hộ pháp, thậm chí các quỷ vương tham dự. Do đó, giảng sư phải hết sức thận trọng. Biết đâu có chư thiên đang đứng ở trên, hoặc giả các vong linh chưa đầu thai đến nghe pháp hoặc có long thần, thổ địa hộ trì…cho nên phải thuyết pháp với lòng cung kính…chứ không thể bừa bãi. Ỳ y, phóng túng, phước đâu không thấy mà chỉ thấy tội.

Thuyết pháp là một sứ mạng cao cả, một lời hoằng thệ truyền bá giáo lý của Phật, một hình ảnh sống động của Phật  và giáo pháp của Phật cho nên phải hết sức thành kính.

Thuyết pháp là một hình thức của hoằng dương chính pháp, tu học và tạo ảnh hưởng rất lớn lên tín đồ. Ảnh minh họa

Thuyết pháp là một hình thức của hoằng dương chính pháp, tu học và tạo ảnh hưởng rất lớn lên tín đồ. Ảnh minh họa

Sau hết xin nhớ, giảng sư thuyết pháp không phải là tâm lý gia trị liệu. Dù Phật pháp bao trùm lên tâm lý học, nhưng cứu cánh của nó là cứu khổ và giải thoát toàn diện con người, biến con người thành Phật chứ không phải dùng để chữa bệnh như vợ chồng  ghen tuông, cãi cọ, đâm chém nhau. Muốn giải quyết những căn bệnh này xin mời gặp các nhà tâm lý. Còn như muốn thoát khỏi mọi khổ đau trên cõi đời nay thì xin tìm đến Phật. Do đó giảng sư đừng sa đà vào lý luận của tâm lý gia, khiến xa lìa giáo lý của Đức Phật nhằm chuyển hỏa mọi khổ đau bằng cách chuyển hóa ngay chính nội tâm/đầu óc của chính mình, điều mà các nhà tâm lý trị liệu không có.

Bài liên quan

Thuyết pháp là một hình thức của hoằng dương chính pháp, tu học và tạo ảnh hưởng rất lớn lên tín đồ. Để trở thành một giảng sư lớn không phải dễ. Phải có căn cơ, phải có lời hoằng thệ, “Tôi nguyện từng giây từng phút giữ gìn chánh niệm, thấu rõ lời Phật dạy và truyền đạt tới đại chúng bằng tấm lòng thành kính và tâm ý không được buông lung, phóng túng khiến diễn đạt sai lời Phật dạy.”

Xin nhớ giảng sư chưa phải là người tu hành đắc đạo. Bậc đạo sư chứng quả có khi cả đời không nói một lời. Thế nhưng khi nói ra thì như sấm nổ. Chẳng hạn như  “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” của Đạt Ma Tổ Sư. Hay như, “Không Giới-Định-Huệ thì lấy gì để giảng dạy người ta?” của Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ. Cũng như một số rất đông, nhất là Tây Phương đã gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “Phật sống”. Thế nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma lại nói rằng đừng tầm bậy mà gọi tôi là “Phật sống”. Tôi chỉ là đệ tử của Phật.

Kính mong quý vị chân tu, thạc đức đóng góp thêm để hình thành một khuôn mẫu thuyết pháp cho các giảng sư giữa thời kỳ Phật Giáo phát triển nhưng đầy thách thức như ngày hôm nay.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 18/4/2019) 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm