Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Trò Xuân Phả - Trò diễn “độc nhất vô nhị” ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ thất truyền

Người nông dân bước chân khỏi ruộng đồng, tạm rũ đi bùn đất, rơm rạ, khoác lên tấm áo con trò và hóa thân thành những hình tượng nghệ thuật và tái hiện lại thuở oai linh hiển hách của cha ông từ ngàn xưa.

 Trò Xuân Phả là một trong những trò diễn tiêu biểu, lưu dấu quá khứ hào hùng dân tộc qua các vương triều trong lịch sử phong kiến. Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu tháng 2 âm lịch, người dân làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, Thọ Xuân (Thanh Hóa) lại tụ họp và diễn lại điệu múa dân gian này.

Trò diễn độc nhất vô nhị ở xứ Thanh

Trở lại xã Xuân Trường- cái nôi của những điệu múa Xuân Phả, dưới sân đình, trong đêm trăng, người ta lại say sưa nhảy múa theo nhịp trống chứa đầy ắp những tâm sự, những khát khao.

Trò Xuân Phả được xem không chỉ độc đáo, đặc sắc mà còn “độc nhất vô nhị” ở Thanh Hóa. Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Di sản này không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

2

2

Người dân làng Xuân Phả tin rằng, trò diễn được lưu giữ qua nhiều đời của làng có từ thế kỷ thứ IX, gắn với tích Thành hoàng làng giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân.

Để báo đáp công ơn của Thành hoàng làng Xuân Phả, nhà vua tổ chức lễ hội ăn mừng tại miếu thờ và phong cho Thành hoàng làng Xuân Phả là Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân.

Từ lễ hội ăn mừng chiến thắng, các nước lân cận đem lễ vật đến tiến cống, chúc mừng nhà vua đất Việt, với cả các điệu múa như Ai Lao (nước Lào), Chiêm Thành (dân tộc Chăm ở phía Nam); Ngô Quốc (bộ tộc của đảo Hải Nam Trung Quốc); Lục Hồn Nhung (bộ tộc Lục Hồn ở phía Bắc nước ta); Hoa Lang (một bộ tộc Cao Ly ở Triều Tiên). Ngay sau đó, để đền đáp công ơn, nhà vua đã ban 5 điệu múa trên cho nhân dân làng Xuân Phả với tên gọi “Ngũ quốc lân bang đồ tiến công”.

Đặc trưng ở trò Xuân Phả là các vũ công nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” với nhiều động tác múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt.

Bài liên quan

Độc đáo của trò Xuân Phả là có ba điệu mà người diễn phải dùng mặt nạ, đó là điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Lục Hồn Nhung. Hàng ngày, bà con xóm làng không ai là không biết nhau, đặc biệt là các nghệ sĩ tham gia múa Xuân Phả, thế nhưng, khi đã hóa trang, vào vai rồi thì không ai nhận ra ai được nữa.

Ở trò Chiêm Thành, áo chúa bằng đậu, áo quân bằng lụa, đều nhuộm đỏ hồng, không thêu thùa hoa văn. Áo phỗng là cổ sòi, cổ xiêm quấn xung quanh mình. Chúa và quân, quấn khăn vuông đỏ thành hai sừng thẳng đứng trên đầu, ngậm mặt nạ nửa mặt, hình béo mập, mắt bằng lông công...

Trò Tú Huần có mũ loóng (bằng tre), mặt nạ gỗ hình bà cố, mặt nạ mẹ và mười người con xếp thứ tự từ nhỏ đến lớn…

Trò gồm có 5 điệu múa kết hợp với diễn xướng, 5 điệu múa này tượng trưng cho ngũ hành, trang phục và đạo cụ cũng có sự thay đổi qua từng điệu với tên gọi: Hoa Lang (đại diện cho Thủy), Tú Huần (Thổ), Ai Lao (Kim), Ngô Quốc(Mộc) và Chiêm Thành (Hoả) (trong đó có 3 trò Hoa Lang, Tú Huần và Chiêm Thành là có mặt nạ; đặc biệt, trò Hoa Lang và Chiêm Thành người ta không đeo mà ngậm mặt nạ qua một nút gỗ). Ảnh: Hoàng Nhật Linh

Trò gồm có 5 điệu múa kết hợp với diễn xướng, 5 điệu múa này tượng trưng cho ngũ hành, trang phục và đạo cụ cũng có sự thay đổi qua từng điệu với tên gọi: Hoa Lang (đại diện cho Thủy), Tú Huần (Thổ), Ai Lao (Kim), Ngô Quốc(Mộc) và Chiêm Thành (Hoả) (trong đó có 3 trò Hoa Lang, Tú Huần và Chiêm Thành là có mặt nạ; đặc biệt, trò Hoa Lang và Chiêm Thành người ta không đeo mà ngậm mặt nạ qua một nút gỗ). Ảnh: Hoàng Nhật Linh

Thông qua những trò diễn, điệu múa nhà vua muốn nhân dân Xuân Phả phải biết đoàn kết, cùng nhau làm ăn lao động sản xuất... Điển hình, điệu múa Hoa Lang người múa dùng những cái quạt, múa những động tác như là tung hoa, thể hiện sự vui mừng. Cùng với đó, người múa sử dụng những bài chèo thể hiện cuộc sống, làm ăn kiếm sống bằng đường sông nước. Hay điệu Lục Hồn Nhung thể hiện cuộc sống sinh hoạt trong một gia đình, có nhiều thế hệ gồm bà cố, có mẹ và có con... nhằm bảo ban con cháu phải biết sống kính trên, nhường dưới, đoàn kết trong gia đình.

Dù đã được công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia nhưng trò Xuân Phả đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Dù đã được công nhận là di sản phi vật thể Quốc gia nhưng trò Xuân Phả đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Hằng năm cứ đến ngày 9, 10/2 âm lịch, nhân dân làng Xuân Phả lại tụ nhau lại trong ngày hội của làng. Đến nay, lễ hội làng Xuân Phả không chỉ của riêng người trong làng mà lan rộng ra khắp một vùng Thọ Xuân rộng lớn. C ó tới hàng nghìn người đến tham dự, xem trò. Bởi thế mà từ xưa, người dân xứ Thanh có câu “Ăn bánh với giò không bằng xem trò làng Láng (hay làng Xuân Phả)”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện

Tin tức 07:00 22/11/2024

Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.

Khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông năm 2024 tại TP.HCM

Tin tức 22:17 21/11/2024

Sáng 21/11/, Lễ khai mạc Khóa bồi dưỡng thiết kế truyền thông 2024 do Ban Thông tin - Truyền thông thuộc Phật giáo TP.HCM tổ chức đã diễn ra tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM – Việt Nam Quốc Tự.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Tin tức 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Nét đẹp tri ân của Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội

Tin tức 13:31 21/11/2024

Tối 20/11, tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Hà Nội đã trang nghiêm tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Xem thêm