Trời lạnh, cảnh báo gia tăng bệnh nhân đột quỵ
Dạo gần đây, nhiều người đua nhau mua viên An Cung ngưu hoàng về cất giữ tại nhà đề phòng đột quỵ. Danh tiếng của viên thuốc này đã khiến giá của chúng tăng lên nhanh chóng mà giá thực không như vậy. Ngoài ra, viên thuốc này có đúng để chữa đột quỵ hay không?
Khuyến cáo tuyệt đối không uống bất kỳ loại thuốc nào khi nghi ngờ đột quỵ
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu - A9 - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Thói quen của nhiều người Việt là khi thấy người thân trong gia đình có dấu hiệu đột quỵ thường cho uống ngay viên An Cung ngưu hoàng. Thậm chí, có gia đình còn tích trữ. Đây là điều khá nguy hiểm cho bệnh nhân bởi lẽ, khi đột quỵ, thường họ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn nuốt.
Việc há mồm uống nước còn khó, nói gì tới việc nuốt viên thuốc. Điều này có thể gây sặc và viên thuốc sẽ trở thành dị vật gây tắc nghẽn đường thở cho người bệnh.
Khi người có biểu hiện nghi ngờ đột quỵ, tuyệt đối không cho uống bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ- Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi khuyến cáo.
Ngày 31/3, ông N.V.H (65 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) được chuyển từ BV Vĩnh Phúc đến BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư trong tình trạng rất nặng, xuất huyết dưới da, xuất huyết cơ, chảy máu dạ dày. Qua chụp chiếu, xét nghiệm thấy khả năng đông máu giảm, có chảy máu dạ dày, chảy máu trong cơ kèm biểu hiện suy gan. Người nhà bệnh nhân cho biết, ông H. bị tiểu đường, cao huyết áp, nghe theo mọi người nên mua ACNH uống để phòng tai biến mạch máu não, nào ngờ, uống xong, lại thành nguy kịch.
Trên thực tế, có rất nhiều trương hợp bệnh nhân đột quỵ, diễn biến nặng, nhưng mất cơ hội điều trị, thậm chí tử vong do tự ý dùng ACNH mà không đến viện kịp thời.
Thực tế tại các BV, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ, diễn biến nặng, mất cơ hội điều trị, thậm chí tử vong do tự ý dùng ACNH mà không đến viện kịp thời.
Trên thị trường, sự đồn thổi về loại "thần dược" ACNH có tác dụng phòng ngừa đột quỵ khiến nhiều người lưu trữ trong nhà, coi đây là lá bùa hộ mệnh khi có tai biến. Không ít người thân không qua khỏi, sống thực vật vì tin tưởng ACNH.
Lưu ý 3 dấu hiệu nhận diện đột quỵ và cách sơ cứu
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu nói về dấu hiệu của đột quỵ: "Đột quỵ là hiện tượng bệnh nhân đột ngột, xảy ra các dấu hiệu rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, mất thị lực, liệt nửa cơ thể 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn và các biểu hiện chóng mặt bất thường, đau đầu dữ dội"
Ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ:
- Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
- Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.
- Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
Khi có dấu hiệu trên, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu 115. Khi gọi cấp cứu 115 người bệnh sẽ được cấp cứu ban đầu và sẽ giúp bạn đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ.
Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách: Để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bệnh nhân bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh.
Bệnh nhân bị đột quỵ thường ảnh hưởng nhiều tới hô hấp. Do đó việc tiếp theo, người nhà phải dùng chiếc khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh ra ngoài.
Nếu người bệnh bị co giật, người nhà phải lập tức lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngang miệng bệnh nhân. Việc quấn vải quanh đũa để người bệnh khỏi bị cắn vào lưỡi.
PGS.TS Mai Duy Tôn lưu ý: Các biện pháp lấy máu ở đầu ngón tay, sau tai đều không có tác dụng trong sơ cứu đột quỵ.
Nói - Cười - Giơ tay: Biện pháp đánh giá đột quỵ
Theo TS. BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu thì cách đơn giản nhất để ai cũng có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh Nói - Cười - Giơ tay, chân
- Nói: có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chứ, không nói được.
- Cười: mồm méo, lệch một bên.
- Giơ tay chào, nhấc chân: không giơ được tay lên để chào hoặc giơ hai tay lên ngang vai nhưng 1 bên tay bị sệ hơn. Nhấc chân lên nhưng không nhấc được hoặc nhấc khó…
Nếu có 3 dấu hiệu này thì chính là đột quỵ và cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng. TS.BS Lương Quốc Chính cho biết thêm: thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc chuyển lạnh chính là lúc người bệnh dễ mắc đột quỵ, đặc biệt đối với các bệnh nhân có các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn.
Vậy quý vị nên theo dõi thời tiết, đảm bảo sức khỏe của mình. Năng tập thiền, và thể dục, để nâng cao sức khỏe của bản thân theo gương sáng đức Phật.
Sống tích cực, an lạc. Đó chính là những phương pháp hữu hiệu để khỏi phải uống viên thuốc nào.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch
Trong nước 05:45 03/12/2024Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni
Trong nước 14:00 02/12/2024Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.
“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”
Trong nước 12:15 02/12/2024Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.
Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)
Trong nước 13:15 01/12/2024Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.
Xem thêm