Trộm cắp cổ vật ở chùa là tạo nghiệp sẽ chịu quả báo (Phần 2)
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, việc trộm cắp vốn là điều cấm kỵ và phạm pháp mà nói theo giáo lý nhà Phật là "gieo nhân nào, gặp quả nấy". Dân gian quen gọi đó là "báo ứng" nhưng thực chất thì đó là hệ quả của việc "quả báo" mà thôi.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Những câu chuyện tưởng "phúc" lại thành "họa"
Việc có hay không chuyện gặp "báo ứng" vì lấy cắp đồ của nhà chùa cho đến nay không thể chứng minh và lý giải, nhưng các ngôi chùa là nơi thờ phụng các bậc thánh nhân, những người có công lao nên trong tâm thức của người Việt. Không ít hành động vì gian tà với nơi cửa chùa mà gặp những bất trắc, vận hạn trong cuộc sống đã được dân gian lưu truyền nhằm răn dạy con cháu biết gìn giữ và trân trọng cổ vật, đồ thờ ở chùa chiền.
Có một chuyện từng xảy ra cách đây 15 năm ở làng Phú Long 1 (xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), nhưng đến giờ người làng vẫn nhớ như in và thầm nhắc nhau về câu “phúc họa - họa phúc”. Sau khi đào được bức tượng cổ bằng vàng là tượng thần Siva, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ X, thay vì báo cho chính quyền thì những người đào được tượng đã bán cho giới chơi đồ cổ. Từ mức giá ban đầu là 68 lượng vàng, bức tượng đã được bán "sang tay" cho một trùm đồ cổ ở TPHCM với giá hơn 160 lượng. Trong phút chốc, cả người đào được tượng và người mua bỗng trở thành tỷ phú. Nhưng niềm vui chỉ diễn ra được ít ngày thì ngay sau đó, họ đã bị Công an tỉnh Quảng Nam triệu tập. Vụ án buôn bán hàng cấm được khởi tố. Những người có liên quan bị bắt tạm giam. Toàn bộ số vàng bán bức tượng đều bị tịch thu.
Một câu chuyện tương tự nữa cũng từng xảy ra ở Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) khi người dân đào được một bức tượng Bồ Tát bằng đá, được xác định là cổ vật quốc gia. Thay vì báo chính quyền, họ đã lén mang bán. Sau đó không lâu thì người này bị tai nạn giao thông. Dù khó có thể nói rằng đó là do "báo ứng", nhưng sự việc xảy ra gần với hành động bán cổ vật trước đó nên người dân không khỏi liên hệ để nhắc nhau rằng, nếu có tìm thấy tượng Phật thì cần phải báo cho chính quyền địa phương để phục vị cho ngôi chùa đã mất.
Trộm cắp cổ vật ở chùa sẽ tạo nghiệp về sau
Nhiều năm đi giảng pháp ở các chùa lớn, nhỏ cả nước, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm không ít lần được nghe dân gian truyền miệng về các câu chuyện "báo ứng". Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết: “Tôi đã từng gặp nhiều người là con cháu của cha mẹ, ông bà, những người từng lấy đồ vật ở chùa tìm đến chùa, hoặc bảo tàng để trả lại. Có người cố ý, có người chỉ vì thấy viên đá ở chùa đẹp quá mà mang về nhà trưng bày. Do thấy tâm bất an, cuộc sống gặp những chuyện bất trắc nên lặn lội cả nghìn cây số để trả về nguyên trạng”.
Cũng theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tại chùa Bằng (quận Hoàng Mai, Hà Nội), nơi Hòa thượng đang trụ trì cũng không ít lần xảy ra trộm cắp. Chùa có hai lư hương cổ bằng đồng thì 10 năm trước mất một cái, cái còn lại thì 3 năm gần đây cũng mất nốt. Sau mỗi lần mất trộm, chùa cũng tăng cường các biện pháp an ninh như: Làm thêm cửa, lắp khóa chống trộm, đặt camera...
Nhưng theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: “Việc này cũng chẳng ăn thua gì vì kẻ trộm bây giờ nhiều người bị nghiện ma túy. Họ liều mạng đến mức chết còn không sợ thì nói gì đến chuyện sợ “báo ứng”. Nhà chùa có cẩn trọng đến đâu cũng khó mà phòng tránh tuyệt đối. Chẳng lẽ bây giờ lại “phòng” bằng cách lồng dây để khóa lư hương lại? Cũng có người “hiến kế” với tôi là gắn chip cho các pho tượng cổ để tránh mất cắp, nhưng biện pháp này rất khó khả thi so với sự manh động và tinh vi của đạo chích. Đến như hòm công đức ở chùa nặng như thế, tưởng như trộm chỉ có thể phá khóa thôi. Thế nhưng khi bị trộm khiêng hòm công đức, chúng tôi kiểm tra camera mới thấy chỉ có một người thực hiện mà thôi”.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói rằng, trước đây, việc lấy trộm đồ của nhà chùa chỉ diễn ra do thiếu hiểu biết, hay nhặt nhạnh ở các chùa để về làm của riêng. Chùa lại không có người trông coi thường xuyên như bây giờ nên cứ thế "tiện tay" mang về nhà mình. Nhưng qua các vụ mất trộm diễn ra mấy năm gần đây thì kẻ trộm đều có tính toán và thực hiện vô cùng tinh vi. Họ có thể vì tiền mà không sợ nhưng những người mua lại chắc chắn hiểu rất rõ sự nguy hại của việc "tiếp tay" này. Việc mang trả lại các đồ vật quý giá này không chỉ giữ gìn tài sản cho quốc gia mà đó còn là hành động tích đức cho chính họ.
"Quả Báo" là đền trả lại những gì chúng ta đã tạo ra ảnh hưởng đến người khác. Những gì chúng ta đã làm dù tốt hay xấu, dù vô tình hay cố ý đều sẽ hoàn trả lại cho chúng ta một cách sòng phẳng không thiếu sót khi hội đủ nhân duyên.
Có ba loại "báo":
1) Hiện báo: Quả báo phải chịu trong đời hiện tại đối với những hành vi mà chúng ta đã gây từ nhiều đời trước hay đời này.
2) Sinh báo: Quả báo phải chịu trong đời sau do hành động của chúng ta làm trong đời này.
3) Hậu báo: Qua nhiều đời nhiều kiếp sau khi đủ duyên mới trả quả báo.
Các loại quả báo trên có thể giải thích cho chúng ta biết tại sao trong đời sống hiện tiền có người rất hiền lành tốt bụng mà cứ gặp những điều không may khiến cho họ chịu đau khổ triền miên, đó là do những kiếp trước họ đã gây nghiệp xấu đến đời này đủ duyên họ phải trả gọi là "hiện báo", còn những nhân lành họ làm đời này có thể họ sẽ được hưởng phước báo ở đời sau gọi là "sinh báo".
Những người sống ở đời này có những hành động ác, hại người đau khổ mà vẫn sống trong sung sướng gặp nhiều may mắn, đó là có thể trong nhiều đời nhiều kiếp trước họ tạo nhiều nghiệp lành nên đời này họ được hưởng phước, riêng những điều họ làm ác ở đời này thì họ sẽ phải trả ở những đời, những kiếp sau gọi là "hậu báo" vậy!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm