Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 28/12/2018, 20:10 PM

Linh ứng đáng sợ về luật nhân quả từ việc nấm mồ của Từ Hy chưa bao giờ xanh cỏ

Khi còn sống, Từ Hy Thái hậu chưa bao giờ là một người đơn giản. Vì thế ngay cả việc xây dựng lăng mộ của mình bà cũng đã chuẩn bị từ rất lâu trước đó. Vị Thái hậu này muốn mình có được một chỗ yên nghỉ thật hoành tráng và khiến người đời sau trầm trồ mỗi khi nhắc đến.

>NHỮNG TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT ĐÁNG SUY NGẪM

Chân dung Từ Hi Thái hậu - người phụ nữ từng nắm quyền cai trị Đại Thanh trong suốt một khoảng thời gian dài.

Chân dung Từ Hi Thái hậu - người phụ nữ từng nắm quyền cai trị Đại Thanh trong suốt một khoảng thời gian dài.

Điều gì đã khiến phía trên ngôi mộ của Từ Hy Thái hậu thời nhà Thanh chưa bao giờ mọc lên nổi một nhành cây ngọn cỏ?

Bài liên quan

Những người thuộc tầng lớp thống trị trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa thường đặt ra những yêu cầu rất cao đối với nơi an nghỉ của mình.

Bởi vậy mà không ít Hoàng đế, quan lại ngay từ khi còn sống đã bắt đầu tiến hành xây cất lăng mộ. Quá trình này có thể kéo dài tới vài năm hoặc thậm chí vài thập niên tùy vào quy mô, mà nơi an nghỉ của Từ Hy Thái hậu cũng là một trong số đó.

Là người phụ nữ nắm quyền có tiếng tăm bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, Từ Hy ngay từ lúc còn tại thế đã tiến hành xây dựng lăng tẩm cho mình.

Từng là một nhân vật phung phí khét tiếng Đại Thanh, lăng mộ của Tây Thái hậu càng phải tuân theo những tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt hơn cả.

Nhắc tới lăng mộ của Từ Hy, một số người tinh mắt sẽ nhận thấy điểm đặc biệt ở nơi này. Đó là phía trên ngôi mộ không hề có lấy một ngọn cỏ dại. Vậy đâu là lý do thực sự khiến ngôi mộ của Từ Hy chưa bao giờ xanh cỏ?

Từ Hy Thái hậu luôn biết cách để hưởng trọn vinh hoa phú quý kể cả khi chết đi.

Từ Hy Thái hậu luôn biết cách để hưởng trọn vinh hoa phú quý kể cả khi chết đi.

Bí mật phía sau nấm mồ chưa bao giờ xanh cỏ của Từ Hy Thái hậu

Bài liên quan

 

Khi sắp sửa bước vào độ tuổi tứ tuần, Từ Hy đã bắt đầu hạ lệnh huy động nhân lực và tài lực để xây cất lăng mộ của mình.

Người được bà giao cho trọng trách quan trọng này chính là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn – em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự.

Việc Tây Thái hậu cho mời một nhân vật quan trọng trong hoàng gia đến trợ giúp mình xây lăng tẩm đã đủ để cho thấy bà coi trọng nơi an nghỉ của mình tới mức nào.

Chưa dừng lại ở đó, có giai thoại truyền lại rằng lăng mộ Từ Hy ở Định Đông Lăng được xây cất trên một mảnh đất có phong thủy tuyệt hảo. Tương truyền rằng mảnh đất quý này năm xưa từng được Hoàng đế Đồng Trị cho Từ Hy đích thân chọn lựa.

Thanh triều mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hi đã bị bè lũ Tôn Điện Anh

Thanh triều mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hi đã bị bè lũ Tôn Điện Anh "khoắng" sạch bảo vật vào năm 1928. Tranh minh họa

Trong quá trình xây cất lăng tẩm, Từ Hy đã huy động một khối lượng khổng lồ cả về nhân lực và tài lực. Vì vậy, nơi an nghỉ của bà khi mới hoàn thành mang dáng vẻ lộng lẫy, nguy nga chẳng hề thua kém hoàng cung.

Sử cũ ghi chép, lăng mộ của Từ Hy phải mất nhiều năm xây dựng mới hoàn thành. Khi tới nơi này thị sát, Thái hậu trên cơ bản tương đối vừa ý, duy chỉ có một điều khiến bà phật lòng: Đó là bởi đất ở nơi này mọc quá nhiều cỏ dại.

Do đó, Từ Hy đã đưa ra yêu cầu rằng phần đất phủ phía trên của ngôi mộ tuyệt đối không được mọc ra một ngọn cỏ nào.

Thế nhưng phía trên các ngôi mộ thời bấy giờ vẫn được bao phủ bởi một lớp đất, mà có đất ắt sẽ có cỏ dại.

Phía trên ngôi mộ của Từ Hy Thái hậu ở Định Đông Lăng chưa bao giờ có bóng dáng của một ngọn cỏ dại nào. (Ảnh: Nguồn Baidu).

Phía trên ngôi mộ của Từ Hy Thái hậu ở Định Đông Lăng chưa bao giờ có bóng dáng của một ngọn cỏ dại nào. (Ảnh: Nguồn Baidu).

Để chiều lòng thái hậu, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đã áp dụng phương pháp bí truyền đến từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Theo đó, ông cho người đem tới 100 chiếc nồi lớn, sau đó cho toàn bộ phần đất sẽ được đắp phía trên ngôi mộ vào nồi và đảo qua đảo lại trên lửa lớn.

Quá trình này mặc dù khiến lớp đất mất dần chất dinh dưỡng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn triệt tiêu nguy cơ có cỏ dại mọc lên.

Vì vậy, những người thợ sau đó đã đem toàn bộ số đất này trộn với lưu huỳnh để khiến cho cỏ dại không cách nào sinh trưởng. Thông qua cách làm này, phần đất phía trên ngôi mộ của Từ Hy  chưa bao giờ có tình trạng xanh cỏ.

Và sự linh ứng rợn người của luật nhân quả báo ứng

Không chỉ chi một số tiền khổng lồ cho việc xây cất và tu sửa lăng mộ, Từ Hy còn đem xuống mồ cả một kho cổ vật vô cùng giá trị. (Ảnh minh họa).

Không chỉ chi một số tiền khổng lồ cho việc xây cất và tu sửa lăng mộ, Từ Hy còn đem xuống mồ cả một kho cổ vật vô cùng giá trị. (Ảnh minh họa).

Sau khi qua đời vào năm 1908, Từ Hy Thái hậu được chôn cất trong lăng mộ sang trọng chất chứa đầy báu vật mà bà đã cất công chuẩn bị lúc còn tại thế.

Bài liên quan

Chỉ tiếc rằng hai thập kỷ sau đó, Thanh triều mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hy đã bị bè lũ Tôn Điện Anh "khoắng" sạch bảo vật vào năm 1928.

Có giai thoại còn truyền lại rằng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh không chỉ cướp đi bảo vật mà còn xâm phạm di thể của Từ Hy bằng cách hủy quan vứt xác.Tương truyền rằng, vào thời điểm lăng mộ Tây Thái hậu bị trộm, thi thể của bà vẫn chưa bị phân hủy. Có ý kiến cho rằng, di thể của Từ Hy được bảo quản hoàn hảo tới mức kỳ lạ là nhờ vào viên dạ minh châu sở hữu giá trị liên thành được đặt trong miệng bà.

Thế nhưng Tôn Điện Anh và tay chân của mình đã không ngần ngại mạo phạm cổ nhân bằng cách di thể của Từ Hy bị ném ra bên ngoài quan tài, viên ngọc minh châu trong miệng bị lấy ra, ngay tới quần áo cũng bị cởi bỏ.

Về chuyện này, cuốn "Thời sự bạch thoại" thời Dân quốc còn miêu tả: "Thi thể vào quần áo vừa gặp gió liền biến hóa, gương mặt của Từ Hi trong chớp mắt đã hóa thành bộ xương khô".

Vụ trộm do bè lũ Tôn Điện Anh thực hiện vào năm 1928 đã khiến lăng mộ nguy nga, tráng lệ năm nào của Từ Hi trở nên tiêu điều, trống rỗng. (Tranh minh họa).

Vụ trộm do bè lũ Tôn Điện Anh thực hiện vào năm 1928 đã khiến lăng mộ nguy nga, tráng lệ năm nào của Từ Hi trở nên tiêu điều, trống rỗng. (Tranh minh họa).

Nhớ năm xưa Từ Hy từng chi 5 triệu lượng bạc trắng để xây dựng nơi an nghỉ nguy nga này, đó là chưa kể tới số kho báu được tùy táng theo Thái hậu.

Biến cố xảy ra khắp mọi nơi vào thời kỳ Thanh triều thối nát, thế nhưng Từ Hy lại dùng quỹ công để xây cất lăng mộ nguy nga cho riêng mình, khiến bách tính khắp nơi oán thán, khổ ải không nói nên lời. Cũng bởi vậy mà nhiều người cho rằng, hết thảy mọi tai ương xảy đến với lăng mộ và di thể của vị Thái hậu vang danh bốn phương ấy chính là báo ứng cho những việc làm không hợp tình hợp lý mà bà gây ra lúc sinh thời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm