Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/03/2019, 17:49 PM

Trộm cắp cổ vật ở chùa là tạo nghiệp sẽ chịu quả báo

Trộm cắp cổ vật trong các chùa, di tích đã trở thành vấn nạn xảy ra từ nhiều năm nay. Và theo lời Phật dạy, trộm cắp là nghiệp cần phải tránh xa, nếu tâm trộm cắp sẽ phải gánh nghiệp khôn lường. Nhà Phật cũng khuyên mọi người không được tham, sân, si.

 >>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Trộm cắp cổ vật đã trở thành vấn nạn

Bài liên quan

Thời gian gần đây, nạn đạo chích tiếp tục xâm hại nơi cửa chùa. Nhiều cổ vật bị trộm có tuổi thọ hàng trăm năm, có giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc hiếm hoi.

Theo những thông tin khai thác được, không chỉ tiêu thụ trong nước, cổ vật quý bị thẩm lậu ra nước ngoài. Giới thượng lưu vẫn coi sưu tầm đồ cổ là thú chơi và mốt thời thượng, còn các đầu nậu vẫn “hốt bạc” sau các phi vụ buôn bán này. Bởi vậy, hầu hết những cổ vật bị đánh cắp khó có thể tìm lại. Trong khi đó, những khoảng trống mà chúng để lại là vô cùng lớn. Những cổ vật đang được cất giữ, thờ cúng tại các chùa chính là bảo vật, là hơi thở, là linh hồn của những nơi đó.

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang) mỗi năm đón lượng khách đến ngày càng đông. Tuy nhiên, ngôi chùa này đang đối mặt với những nỗi lo về việc bảo vệ cổ vật.

Với những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang) mỗi năm đón lượng khách đến ngày càng đông. Tuy nhiên, ngôi chùa này đang đối mặt với những nỗi lo về việc bảo vệ cổ vật.

Ngày 23/02/2017, trong khi chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đang chuẩn bị cho Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt thì kẻ gian đã đột nhập lấy đi pho tượng Quan Âm Tống Tử bằng gỗ có niên đại gần 200 năm. Tiếp đó, ngày 11/01/2018 tại đình Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) nhiều cổ vật, di vật có giá trị (1 bộ chấp kích cổ có 8 chiếc, 1 kiếm thần, 1 nồi hương đồng và 1 đôi hạc đồng) lại bị mất trộm.

Không chỉ tại một tỉnh, tại nhiều tỉnh khác cũng xảy ra nạn trộm cắp cổ vật ở đình chùa. Như chùa Kim Long ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã bị mất cắp đến 39 pho tượng quý, có niên đại 300 năm; chùa Phù Lưu (huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) bị mất chiếc chuông đồng 103kg và nhiều đồ thờ quý giá khác.

Trộm cắp cổ vật sẽ chịu quả báo

Bài liên quan

Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy. Trộm cắp cổ vật cũng không nằm ngoài phạm trù phải chịu quả báo.

Quả báo của sự trộm cướp, nặng thì nghèo cùng vô số kiếp hoặc làm thân súc vật để đền trả cho người, nhẹ thì ruộng vườn, nhà cửa, tài sản bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất phá hủy.

Chúng ta hãy nên tin sâu nhân quả làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Nhân trộm cướp là việc làm xấu ác, cả thế giới loài người đều không chấp nhận nên có luật pháp chế tài, phạt tù, nặng thì tử hình, huống hồ là luật nhân quả luôn âm thầm chi phối.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, việc trộm cắp vốn là điều cấm kỵ và phạm pháp mà nói theo giáo lý nhà Phật là "gieo nhân nào, gặp quả nấy". Dân gian quen gọi đó là "báo ứng" nhưng thực chất thì đó là hệ quả của việc "quả báo" mà thôi.

Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy. Trộm cắp cổ vật cũng không nằm ngoài phạm trù phải chịu quả báo.

Trong giáo lý nhà Phật thì tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống đều có quy luật nhân quả. Bất cứ một việc thiện hay ác nào cũng đều có nhân quả báo ứng, tức là gieo nhân nào thì sẽ gặp quả ấy. Trộm cắp cổ vật cũng không nằm ngoài phạm trù phải chịu quả báo.

Tham lam muốn chiếm lấy của người làm của riêng mình là do thói quen lười biếng làm ít mà muốn hưởng thụ nhiều, là nhân dẫn đến nghèo cùng khốn khổ trong hiện tại và mai sau. Có biết bao người đau khổ vì bị mất của, bị lừa đảo mà túng quẫn dẫn đến tự sát.

Trong một lần thuyết giảng cho đại chúng tại chùa Hoằng Pháp, Thượng tọa trụ trì Thích Chân Tính có lời khuyến tấn với mọi người: “Gian tham có rất nhiều hình thức, là Phật tử chúng ta nên cẩn thận và xử lý kịp thời khi phát hiện.

Không nên làm ngơ hoặc bỏ qua và cho rằng việc nhỏ không đáng. Muốn tránh gian tham, không có phương pháp nào hay hơn là giữ hạnh ngay thẳng và tâm chân thật”.

Để hiểu và biết thêm những câu chuyện minh chứng cho việc trộm cắp sẽ tạo nghiệp và phải chịu quả báo, mời quý Phật tử cùng đón đọc phần tiếp theo được đăng tải trên Phatgiao.org.vn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm