Trú Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng
Chư Tỳ-kheo (Bhikkhu) đệ tử Phật đúng nghĩa đều nên là người "Ở nhà của bậc Pháp Vương (Phật)". Câu trên được tìm thấy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), phẩm thứ 10 "Pháp Sư".
Phần 1. Trú Pháp Vương gia (Giới thiệu khát quát các Ba-la-mật)
Chư Tỳ-kheo (Bhikkhu) đệ tử Phật đúng nghĩa đều nên là người "Ở nhà của bậc Pháp Vương (Phật)". Câu trên được tìm thấy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Puṇḍarīka Sūtra), phẩm thứ 10 "Pháp Sư". "Nhà Như Lai" là hạnh từ bi (mettā - karuṇā cariyā). Từ bi được đề cập ở đây là hình ảnh một vị hành giả thực hành hạnh Đại thừa Bồ-tát đạo. Từ là ban vui, bi là cứu khổ; dựa trên câu:
Từ năng dữ chúng sinh chi lạcBi năng bạt chúng sinh chi khổ
Từ đó, "Trú Pháp Vương gia" là an trú tự thân vào hạnh nguyện từ bi - cứu khổ ban vui cho chúng sinh.
Đó là theo tinh thần Đại thừa Bồ-tát đạo.
Dựa trên ý này, có thể hiểu theo nghĩa mở rộng, ta thấy bất kì thiện tâm nào hướng đến sự vun bồi các Ba-la-mật đều là "Trú Pháp vương gia". Vì Pháp Vương chính là Phật Chánh Đẳng Giác. Vào nhà Phật thì phải có được chìa khóa mở cửa, chìa khóa đó được trui rèn bởi những chất liệu gọi là Ba-la-mật.
Theo Phật giáo Đại thừa, kinh Diệu pháp liên hoa thì sáu Ba-la-mật là:
1. Bố thí ba-la-mật-đa (zh. 布施波羅蜜多, sa. dāna-pāramitā): Sự toàn hảo trong việc hiến tặng, cung ứng vật cho người khác.
2. Giới ba-la-mật-đa (zh. 戒波羅蜜多, sa. śīla-pāramitā): Sự toàn hảo trong việc nghiêm túc chấp trì giới, giới luật, sát nghĩa trong Phật giáo là 5 giới cho cư sĩ và các cấm giới cho tăng và ni, người xuất gia
3. Nhẫn ba-la-mật-đa (zh. 忍波羅蜜多, sa. kṣānti-pāramitā): Sự kiên nhẫn/chịu đựng/chấp nhận toàn hảo
4. Tinh tiến ba-la-mật-đa (zh. 精進波羅蜜多, sa. vīrya-pāramitā): Sự tinh tiến, cố gắng, kiên trì
5. Thiền ba-la-mật-đa (zh. 禪波羅蜜多, sa. dhyāna-pāramitā): Sự toàn hảo trong lĩnh vực thiền/thiền định
6. Tuệ ba-la-mật-đa (zh. 慧波羅蜜多, sa. prajñā-pāramitā): Trí huệ toàn hảo
Sau này, Thập địa kinh (zh. 十地經, sa. daśabhūmikasūtra) liệt kê thêm bốn:
7. Phương tiện ba-la-mật-đa (zh. 方便波羅蜜多, sa. upāya-pāramitā): Sự toàn hảo trong lúc dùng các phương tiện (giáo hoá)
8. Nguyện ba-la-mật-đa (zh. 願波羅蜜多, sa. praṇidhāna-pāramitā): Lòng quyết tâm, ý nguyện thực hiện toàn hảo
9. Lực ba-la-mật-đa (zh. 力波羅蜜多, sa. bala-pāramitā): Sự toàn hảo của năng lực.
10. Trí ba-la-mật-đa (zh. 智波羅蜜多, sa. jñāna-pāramitā): Sự toàn hảo của trí lực.
Theo Thượng tọa bộ (Theravāda), mười Ba-la-mật (Pāramī) là:
1. Dāna (sa. dāna): bố thí
2. Sīla (sa. śīla): trì giới
3. Nekkhamma (sa. niṣkramaṇa): xuất gia (từ bỏ cuộc sống tại gia cư sĩ)
4. Paññā (sa.prajñā): trí tuệ
5. Viriya (sa. vīrya): tinh tấn
6. Khanti (sa. kṣānti): nhẫn nại
7. Sacca (sa. satya): chân thật
8. Adhiṭṭhāna (sa. adhiṣṭhāna): quyết định
9. Mettā (sa. maitrī): tâm từ
10. Upekkhā (sa. upekṣā): tâm xả
Tới đây, ta có thể tạm hiểu phần nào về sự thực hành câu "Trú Pháp Vương gia". Phần tới sẽ tiếp tục vế còn lại là "Trì Như Lai tạng" (giới thiệu khái quát về Tam tạng kinh điển).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm