Trung Quốc: Ban hành sổ tay kiểm soát tăng sĩ PG Tây Tạng
Ngày 28/07/2016, chính quyền Trung Quốc, thị trấn Ngaba ban hành một cuốn sổ tay với nội dung các nghị định, hình sự hóa các hình thức biểu tình ôn hòa, diễu hành im lặng, tự thiêu và việc sử dụng chân dung đức Đạt Lai Lạt Ma trong biểu tình, bành trướng Bắc Kinh cho rằng đây là “những hành động phá vỡ sự ổn định xã hội”.
Các quan chức bành trướng Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc họp, gồm các đại diện của tất cả các tự viện Phật giáo Tây Tạng tại địa phương Ngaba, tuyên bố thực thi cuốn sổ tay cho các thành viên của mỗi tự viện Phật giáo Tây Tạng.
Từ năm 2009 đến nay, tổng cộng gần 150 vị tăng ni, phật tử Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính sách cai trị khắc nghiệt tàn ác của chính quyền Trung Quốc đối với cộng đồng người Tây Tạng. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra trong khu vực Ngaba, đặc biệt là các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng tại tu viện Kiti.
Chính quyền Trung Quốc đàn áp Phật giáo Tây Tạng khi đe dọa thân nhân các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng để họ không được tự thiêu nhằm thể hiện sự phản đối các chính sách bất công của chính quyền.
Chính quyền Trung Quốc đang áp dụng biện pháp ngăn cản các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng tự thiêu khi đe dọa tính mạng gia đình họ.
Khoảng 1/3 vụ tự thiêu ở Tây Tạng xảy ra tại quận Ngaba tại miền tây nam tỉnh Tứ Xuyên.
Một Nam cư sĩ Phật giáo Tây Tạng đã bị phán án tử hình với cáo buộc sát hại người vợ yêu quý của mình, nhưng trên thực tế người phụ nữ này tự thiêu để phản đối chính sách bất công của cầm quyền Trung Quốc.
Theo tin từ truyền thông, một số tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng bị phán án tử hình nhưng đổi thành tù chung thân, nhằm bịt miệng họ bằng hình phạt vĩnh viễn bị giam cầm trong ngục thất do “kích động” người khác tự thiêu.
Giới quan sát nhận định, sự trừng phạt này không có gì mới, chẳng qua nhà cầm quyền Trung Quốc bắt chước những đế chế đi trước.
Giám đốc chương trình nghiên cứu Tây Tạng hiện đại Robert Barnett tại Đại học Columbia bình luận: “Nhà cầm quyền Bắc Kinh tạo dựng an ninh bằng cách bắt một số người chịu trách nhiệm cho hành vi người khác. Hình thức đe dọa và trừng phạt này đang ngày càng được an ninh Trung Quốc áp dụng cho toàn vùng Tây Tạng”.
Bắt đầu từ năm ngoái, giới chức Trung Quốc đang kiểm soát gắt gao khu vực Ngaba, dịch vụ Internet của huyện đã bị cắt đứt kể từ sau khi vị thanh niên tăng sĩ Tây Tạng, Adrak và các đồng môn huynh đệ bị bắt giữ vào tháng 09/2015. Những cuộc viếng thăm của truyền thông quốc tế cũng thưa thớt dần vì công an lập chốt an ninh khắp tuyến đường dẫn đến thị trấn Ngaba.
Bành trướng Bắc Kinh tuyên bố quân đội của mình đã “Giải phóng hòa bình” Tây Tạng vào năm 1951 và tự hào rằng đã đưa vùng đất cằn cỗi và lạc hậu này trở thành khu vực phát triển kinh tế.
Cầm quyền Bắc Kinh đã từng tố cáo đức Đạt Lai Lạt Ma, bí mật cổ vũ bạo động trong vùng trong khi “giả vờ đạo đức để giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi phát biểu: “Một số tổ chức hải ngoại đã nỗ lực thực hiện tuyên truyền chính trị của chúng để hy sinh bao tính mạng vô tội.
Hành động tự thiêu “ngày càng giảm đồng nghĩa với việc họ đã mất hết hy vọng và sẽ không thể đạt được ước nguyện tái sinh”.
Giới chức địa phương không trả lời điện thoại hay câu hỏi gửi qua fax của AFP về cuộc biểu tình hồi Tháng Chín vừa qua và việc bắt giữ các tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma có thái độ dung hòa về vấn đề tự thiêu, Ngài cho rằng đây là hành động cực đoan mà Ngài không có cách nào ngăn chặn, và không muốn lên án việc tự thiêu để tránh làm phiền lòng gia đình người đã khuất.
Vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng đã phải sống tha hương sau cuộc nổi dậy bất thành năm 1959. Ngài, người dân Tây Tạng cùng các tổ chức vận động hải ngoại đều tin rằng tự do tín ngưỡng, tự do văn hóa tại đây bị hạn chế, trong khi tài nguyên bị khai thác cạn kiệt nhằm phục vụ lợi ích của người Hán chiếm đa số từ lâu di cư sang vùng đất này.
Kirti Rinpoche, vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng hiện sống lưu vong tại Ấn Độ tiết lộ với AFP rằng: “Chính quyền Trung Quốc tăng cường trấn áp người dân Tây Tạng ngay trên quê hương họ".
Vân Tuyền (Nguồn: VPCP Tây Tạng lưu vong)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm