Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 10/02/2018, 09:36 AM

Trung Quốc: Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh xuân 2018 với báu vật PG Tây Tạng

Vương Khải Hạo (王凱浩) báo cáo rằng, Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc chào mừng xuân Mậu Tuất 2018 với một triển lãm lớn. Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh sẽ tổ chức một trong những triển lãm được mong đợi nhất vào dịp đầu xuân.

Bảo tàng thủ đô Bắc Kinh sẽ trưng bày một số di vật quý hiếm từ vùng tự trị Tây Tạng. Ảnh: Trâu Hồng-China Daily
Các di tích văn hóa từ bảo tàng và cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng và 4 tỉnh khác, đã mượn được những di tích văn hóa lịch sử Phật giáo Tây Tạng để trưng bày kéo dài thời gian từ ngày 27/02 đến 22/07/2018.

Bên cạnh Phật giáo Tây Tạng, chương trình còn cung cấp một cái nhìn về nền văn hóa phong phú, lịch sử lâu dài và các khía cạnh của cuộc sống hằng ngày, vốn là trọng tâm chính của các cuộc triển lãm như vậy trong quá khứ.

Ông Hàn Chiêm Minh (韓佔明), Giám đốc của Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh, cho biết: "Triển lãm sẽ giúp mọi người ở Trung Quốc biết thêm về văn hóa Tây Tạng. Nó cũng sẽ giúp mọi người hiểu được làm thế nào để các nhóm dân tộc khác nhau của đất nước thống nhất với sự đa dạng”.

Mặc dù danh mục triển lãm vẫn chưa được tiết lộ, một cái nhìn thoáng qua về một số vật phẩm được lựa chọn tại kho của Viện Bảo tàng mở ra cho các phương tiện truyền thông ngày 04/02 vừa qua, cho thấy nó sẽ có nhiều bất ngờ.

Chẳng hạn như pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni từ thế kỷ thứ 8, cho thấy truyền thống của Tây Tạng với các nền văn minh khác.

Trương Kiệt (張傑), người quản lý triển lãm cho biết, ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã được lan tỏa từ Ấn Độ, đã trở thành tôn giáo duy nhất của đất nước Tây Tạng, và cho thấy phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Càn Đà la (乾陀羅), vùng Indo-Aryan ở Nam Á cổ đại.
Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni từ thế kỷ thứ 8, một trong những báu vật quý hiếm. (Ảnh: Trâu Hồng-China Daily)
Trương Kiệt nói: “Và, nó có thể thể hiện phong cách nghệ thuật từ giai đoạn Vương triều Gupta (tồn tại từ năm 320 tới 550 ở phần lớn Bắc Ấn Độ, Đông Nam Pakistan, một phần của Gujarat và Rajasthan mà ngày nay là Tây Ấn Độ và Bangladesh). Những nét trên mặt đức Phật cho thấy ảnh hưởng nghệ thuật Hy Lạp”.

Hai cuộc triển lãm khác từ thế kỷ thứ ba - một mặt nạ vàng và một miếng lụa giới thiệu vương quốc Tượng Hùng (象雄-Zhangzhung) ít được biết đến hơn tại quận Ngari ngày nay ở Tây Tạng.

Vân Tuyền (Nguồn: China Daily)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm