Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/02/2020, 08:28 AM

Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm Vaccine phòng chống nCoV

Thử nghiệm trên động vật là bước bắt buộc đối với bất kỳ loại vaccine nào trước khi dùng cho cộng đồng. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Đồng Tế (Thượng Hải) đang sử dụng những con chuột nhắt khỏe mạnh để thử nghiệm một số mẫu vaccine mới nhất ngừa nCoV.

> Dịch bệnh Corona: Những điều cần biết, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bài liên quan

Theo ông Liu Zhongmin, Giám đốc Bệnh viện Đông Thượng Hải thuộc Trường Y của Đại học Đồng Tế, thử nghiệm trên chuột chỉ là sàng lọc sơ bộ để tìm loại vaccine phù hợp. Sau khi nhóm nghiên cứu xem xét kháng thể hiệu quả chống lại virus, vaccine tiềm năng sẽ tiếp tục trải qua thử nghiệm độc lực học đòi hỏi những loài vật lớn hơn như khỉ. Quá trình trên sẽ cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá độ an toàn của vaccine trước thử nghiệm lâm sàng.

Nhà nghiên cứu tiêm vaccine nCoV cho chuột nhắt.

Nhà nghiên cứu tiêm vaccine nCoV cho chuột nhắt.

Ông Liu cho biết nhóm nghiên cứu cần tổng cộng hơn 100 con chuột để tiến hành thử nghiệm vào hôm 9/2. Để bảo đảm tính khách quan, mẫu vaccine này cũng được thực hiện đồng thời ở Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc và Viện Quản lý thực phẩm và dược phẩm quốc gia tại Bắc Kinh.

Bài liên quan

Theo ông Liu, vaccine dựa trên mRNA là một trong những công nghệ sản xuất vaccine tiên tiến nhất hiện nay, giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị và cho hiệu quả cao hơn.

Loại vaccine này được thiết kế và phát triển trong chương trình hợp tác giữa CDC, Đại học Đồng Tế và một công ty vaccine Stemirna Therapeutics LLC ở Thượng Hải.

Sau khi lấy kháng nguyên từ CDC Trung Quốc hồi cuối tháng 1, tiến sĩ Li Hangwen, giám đốc điều hành công ty Stemirna Therapeutics LLC và cộng sự mất hai tuần để sản xuất các mẫu vaccine m-RNA. Ông cho biết họ đã chuẩn bị 9 - 12 kháng nguyên khác nhau cho những mẫu vaccine trong thử nghiệm trên động vật.

Áp dụng công nghệ mới điều chế vaccine nCoV. Ảnh minh họa.

Áp dụng công nghệ mới điều chế vaccine nCoV. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Li nhấn mạnh vaccine thông thường phải trải qua ba bước thử nghiệm lâm sàng. Thời gian có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm tùy theo bệnh nhân. Nếu thử nghiệm trên động vật diễn ra suôn sẻ, họ có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sâu hơn vào đầu tháng 4.

Áp dụng công nghệ mới điều chế vaccine nCoV

Bài liên quan

Các nhà khoa học trên thế giới cũng đang áp dụng công nghệ mới trong các dự án để điều chế vaccine trong thời gian kỷ lục nhằm phòng chống nCoV.

Thông thường, một vaccine trước khi được đưa vào sử dụng phải mất hàng năm trời và liên quan tới một tiến trình kéo dài như thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm lâm sàng ở người và phải được sự thông qua của cơ quan quản lý dược phẩm. Tuy nhiên, hiện một số nhóm khoa học đang chạy đua với thời gian để phát triển nhanh hơn vaccine phòng chống nCoV với sự hỗ trợ của Liên minh Sáng kiến phòng chống dịch bệnh (CEPI) tại Australia. Các nhà khoa học Australia hy vọng vaccine của họ có thể sẵn sàng cho sử dụng trong vòng 6 tháng tới. Tuy nhiên, khung thời gian này của các nhà khoa học Australia vẫn bị coi là tiến độ chậm trong bối cảnh virus nCoV mỗi ngày làm gần 100 người thiệt mạng tại Trung Quốc. 

Mới đây, Australia đã đạt thêm tiến triển mới trong nghiên cứu virus corona.

Mới đây, Australia đã đạt thêm tiến triển mới trong nghiên cứu virus corona.

Bài liên quan

Với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ điều chế vaccine, CEPI đang đầu tư hàng triệu USD vào 4 dự án trên thế giới. Các dự án này được cho là sử dụng công nghệ mới trong điều chế vaccine để có thể đem ra thử nghiệm trong tương lai gần. Giám đốc điều hành CEPI Richard Hatchett cho biết mục tiêu của tổ chức này là bắt đầu đưa vaccine vào thử nghiệm lâm sàng ở người chỉ trong vòng 16 tuần. 

Ngoài ra, hãng dược sinh học CureVac của Đức và hãng Moderna Therapeutics của Mỹ đang phát triển các vaccine dựa trên trình tự DNA đặc hiệu hoặc "RNA đưa tin" của virus. 

Trong khi đó, các nhà khoa học Pháp tại Viện Pasteru đang điều chỉnh vaccine phòng sởi để chống lại nCoV. Pháp dự kiến phải mất hơn 20 tháng thì vaccine mới này mới sẵn sàng được đưa vào sử dụng.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 22 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Ngày 31/1/2020, WHO chính thức tuyên bố dịch virus 2019-nCoV là tình trạng y tế KHẨN CẤP TOÀN CẦU

Ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra tại Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo

Môi trường 19:21 01/11/2024

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố

Môi trường 14:27 31/10/2024

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay

Môi trường 09:50 26/10/2024

Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.

Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam

Môi trường 16:09 25/10/2024

Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.

Xem thêm