Virus corona: Tâm lý đẳng cấp trong ẩm thực và di hại
Có những nghi ngờ rằng súp dơi là một trong những nguồn cơn dẫn đến sang chấn dịch bệnh rung rinh thế giới. Cho dù chỉ là nghi vấn, song xét thấy có lý do để viết chút về tệ sùng bái động vật hoang dã, những thú ăn lạ lẫm do tâm lý đẳng cấp và di hại đến sức khỏe cộng đồng...
> Niệm Pháp luân công để khỏi virus corona, thật hay bịp bợm?
Trong đấy dịch do chủng mới của virus corona được dẫn làm một ví dụ điển hình do nghi vấn đã nhắc đến.
Nguyên nhân sâu xa từ văn hóa phương Đông trong sự sính hưởng thụ động vật hoang dã:
Văn hóa phương Đông, có Trung Hoa, từ cổ xưa vốn chuộng các món ăn chế biến từ động vật hoang dã từ khi “nguyên liệu” hay còn rất nhiều và không được gọi rằng hiếm hay hoang dã, cấm đoán. Ngoài những lý do khó thấy, có lý do công khai từ nền đông y vốn xem mọi thứ từ tự nhiên, bao gồm động thực vật, mọi thứ có thể là dược liệu hay dược liệu quý điều trị bệnh bằng cách chế biến thành thuốc hay thông qua con đường ăn uống. Nền đông y phương đông ngày nay, có đông y cổ truyền Trung Hoa, vẫn tồn tại quan niệm này trong thực tế, và trong xã hội vẫn còn quan niệm ấy. Một thực đơn bao gồm các món chế biến từ động vật hoang dã càng hiếm càng tốt. Và hơn thế nữa nó còn được coi là sang cả, bổ dưỡng, đương nhiên có giá thanh toán cao tương ứng đôi khi không dễ tin. Việt Nam vẫn có tình trạng này khá phổ biến trong bữa ăn gia đình nhà hàng, các đơn thuốc đông y… Tâm lý ăn gì bổ nấy thô sơ vậy vẫn thịnh, và các bộ phận thân thể động vật hoang dã được khai thác phục vụ.
Căn cứ khoa học và sự lạm dụng:
Thực ra cả nền y học cổ truyền của văn minh đương thời không dễ phủ định hoàn toàn và thay hẳn bởi nền y học tân tiến ngày nay được gọi tây y, kiến thức - phương pháp - thực tế trị liệu của nhiều dược liệu từ động vật hoang dã có thể chứng minh bởi khoa học hiện đại, đôi khi có ưu thế hơn hẳn sự thay thế bởi phương pháp tây y và tân dược, trong những tình huống cụ thể có khi lại là lựa chọn tối ưu: vùng hẻo lánh, núi non, tình trạng khan hiếm thuốc… Ý tứ ở đây đề cập đến sự lạm dụng động vật hoang dã không từ căn cứ có thể biện giải về dinh dưỡng hay y học.
Sự lạm dụng còn do phục vụ tâm lý đẳng cấp trong ẩm thực:
Chuyện này cũng rất sâu xa, có lẽ âm ỉ tồn tại từ máu anh chị thời cổ đại trong từng cộng đồng nhỏ di chứng đến ngày nay: bề trên, bậc sang, quyền thế.. phải khác người, thụ hưởng những món ngon vật lạ càng độc càng hay (độc: hiếm, độc đáo), bên cạnh chuyện săn da cọp hay thú quý bao bọc xa lông, sừng động vật hiếm trang trí, nanh thú khoe mẽ trên ngực, còn có chuyện vào nhà hang gọt đầu khỉ sống vắt chanh để...xơi trong tiếng gào thét của con mồi cùng tiếng cười thoải mái hài lòng của thực khách. Từ tâm lý đẳng cấp thái quá dẫn đến biểu hiện lệch lạc không khác bệnh lý tinh thần dấn đến thái quá trong ẩm thực trái phép vệ sinh thường thức, gieo mầm bệnh vào cơ thể và cộng đồng: tái sống càng tươi màu máu càng hay thịt thú, uống tiết canh động vật không qua xử lý … Có những thực đơn, đơn thuốc đông y xem qua lạnh người vì cách chế biến ăn tươi nuốt sống như thời nguyên thủy, trái hết các nguyên tắc y tế thông thường.
Tâm lý đẳng cấp đe dọa sức khỏe cộng đồng và góp phần tàn phá rừng cùng sách đỏ:
Báo chí hàng giờ cập nhật những vụ buôn bán hàng cấm là động vật hoang dã, tồn tại thị trường đắt đỏ phục vụ tâm lý lệch lạc của các thượng đế lắm tiền song thiếu tri thức sinh học và ý thức văn minh. Trung Hoa, VN và một số vùng trong phông văn hóa có tính chung là thị trường lý tưởng của tệ buôn bán động vật cám, hút kiệt nguồn động vật chẳng những tại chỗ, các kiện hàng như thế xuất xứ từ Châu Phi hay Nam Mỹ bay về khu vực bị hải quan, cảnh sát phát hiện không hiếm. Tâm lý đẳng cấp như đã nói đến không phải là nguyên nhân duy nhất song là nguyên nhân căn bản tàn phá rừng, tổn thương sách đỏ.
Súp dơi và virus corona: cảnh báo quá liều!
Virus corona khiến cả thế giới cuống chân quên cả các điểm nóng về an ninh cứ như một phiên bản chiến tranh sinh học giản lược báo động toàn cầu, một nguyên nhân đến từ món ăn kinh dị vói nhiều người: súp dơi. Cho dù chưa xác tín khoa học song đủ cho rằng cảnh báo quá liều: phép vệ sinh phải thành nguyên tắc trong ăn uống, không thể vì phục vụ tâm lý của ai đó từ thời nào đó mà chấp nhận đặt cược số phận số đông vào canh bạc như đang diễn ra khiến Trung Hoa rộng lớn rung rinh.
Tâm lý đẳng cấp trong ẩm thực như đã viết, xa lạ với thực đơn nhà thiền, bữa chay bao giờ cũng thỏa mãn các yêu càu vệ sinh, nhân đạo, văn minh, cả y khoa…
Bên cạnh nguyên tắc về giới trong tu học, ràng buộc cấm sát sinh, thọ chay đáp ứng các nguyên tắc dinh dưỡng sạch, văn minh, nhân văn, nhân đạo...bất luận khác biệt niềm tin tôn giáo. Những món ăn phục vụ tâm lý đẳng cấp lỗi thời đã đề cập ở trên, xét qua góc nhìn phật giáo, là tội, kinh dị, và xa lạ. Sự ăn, thọ chay, của nhà thiền trong môi trường tâm linh, thọ dưỡng theo giới luật, hoàn toàn tránh xa các nguy cơ tác động xấu đến cộng đồng và bản thân thực khách. Đấy là khác biệt rất lớn lao.
Có lẽ khi cơn sốt xoay quanh diễn biến dịch virus corona thích hợp để nhìn lại di hại của tâm lý đẳng cấp lệch lạc trong ẩm thực và trị liệu, nhìn lại về văn hóa, và….đề cao bữa chay nhà thiền!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm