Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/11/2016, 08:00 AM

Trung Quốc: Gây sức ép với Mông Cổ tẩy chay đức Đạt Lai Lạt Ma

Hôm thứ Sáu, ngày 18/11/2016, Đức Đạt Lai Lạt Ma khởi hành chuyến đi từ Nhật Bản bắt đầu từ ngày 18/11 và kéo dài trong 4 ngày. Quốc gia láng giềng Bắc phuơng Trung Quốc nổi giận, yêu cầu chính quyền Mông Cổ tẩy chay và hủy chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng. 

Trong thời gian ở Mông Cổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có buổi lễ đặc biệt dành cho các nhà sư ở đây vào ngày 19/11. Sau đó vào ngày 20/11, Ngài có buổi chia sẻ pháp thoại dành cho công chúng. 

AP dẫn lời vị tăng sĩ Phật giáo Mông Cổ Davaapurev, người tham gia tổ chức chuyến thăm lần này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Chuyến viếng thăm không liên quan đến chính trị, chỉ thuần tuý về vấn đề tôn giáo. Phật giáo Mông Cổ gần gũi với Phật giáo của người Tây Tạng, vì vậy các tín đồ Phật giáo Mông Cổ cũng xem Đức Đạt Lai Lạt Ma như một lãnh đạo tinh thần của họ”.

Tuy nhiên một vị tăng sĩ Phật giáo Mông Cổ khác, Sanjdorj Zandan lại chỉ trích chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng muốn can thiệp vào chuyện nội bộ của Mông Cổ và muốn trở thành lãnh đạo của Phật giáo Mông Cổ. Vị tăng sĩ Phật giáo Mông Cổ Davaapurev đã phủ nhận điều này.

Trung Quốc luôn phản đối mạnh mẽ việc các nước khác tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Quốc cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương đòi ly khai cho Tây Tạng. Tuy nhiên Đức Đạt Lai Lạt Ma bác bỏ cáo buộc của Bắc Kinh, nói rằng ông chỉ muốn tự trị cho Tây Tạng.
 Hình: Hồng Lỗi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhân vật "lưu vong chính trị, từ lâu đã tham gia các hoạt động ly khai chống lại Trung Quốc, viện lý do tôn giáo. Chúng tôi thúc giục mạnh mẽ rằng Mông Cổ, với mục đích duy trì hình ảnh chung của sự phát triển ổn định trong quan hệ song phương, gắn bó tình hữu nghị tha thiết với cam kết của mình về các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, hãy tẩy chay và hủy chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và không cung cấp bất kỳ hình thức hỗ trợ tiện lợi nào cho bè lũ Đạt Lai Lạt Ma”.

Trong bối cảnh chính trị phức tạp tại nhiều điểm nóng của thế giới hiện nay, Mông Cổ cũng mong muốn Nga và Trung Quốc có sự giao hảo tốt đẹp để không bị vạ lây hoặc bị áp lực lôi kéo về một phía, phá vỡ chính sách độc lập và tự chủ.

Trong thời đại toàn cầu hóa của thế kỷ XXI, Mông Cổ lo âu bị tràn ngập bởi cơn hồng thủy di dân Trung Quốc, đây sẽ là một cuộc xâm lăng không cần tiếng súng nhưng có khả năng xóa bỏ đất nước.

Chỉ cần nhìn qua khu tự trị nội Mông của Trung Quốc gồm khoảng 4 triệu người Mông Cổ đang bị vây quanh với hơn 20 triệu người Hán cũng có thể tiên liệu được nguy cơ diệt chủng. Vì vậy, các tầng lớp dân chúng và chính quyền luôn luôn bày tỏ thái độ phải giữ một khoảng cách với Trung Quốc, đồng thời cố gắng điều hòa sự giao dịch với nước này ngang tầm mức liên hệ với Nga trong sự phát triển y tế, giáo dục… và cả quan hệ làm ăn.

Hiện nay quốc gia Mông Cổ vẫn ở giữa hai gọng kềm Nga và Trung Quốc, tuy nhiên người Mông Cổ vẫn đầy đủ bản lĩnh vươn lên ngang tầm thời đại với tư tưởng tự do dân chủ.

Hiến pháp hiện hành của Mông Cổ gồm 70 điều, bao gồm những quy định khuôn mẫu của một xã hội văn minh. Lời mở đầu của Hiến pháp này là một minh chứng về ý chí sinh tồn và sự trưởng thành của một dân tộc đã từng trải qua những vinh quang lẫn cay đắng:

Chúng tôi, nhân dân Mông Cổ:
Giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc,
Trân quý nhân quyền, tự do, công lý và đoàn kết dân tộc
Nối tiếp truyền thống tình nghĩa dân tộc, lịch sử và văn hóa,
Tôn trọng những thành quả của văn minh nhân loại,
Và hướng đến mục tiêu tối thượng là xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, nhân bản trong toàn quốc.

Phật giáo hai quốc gia Mông Cổ - Tây Tạng luôn thắt chặt gắn bó tình linh sơn cốt nhục và cùng truyền thống văn hóa Mật tông Kim Cương thừa, đồng tôn thờ Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhân vật lãnh đạo tinh thần tối tôn tối thượng. Từ năm 1979, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng tám lần viếng thăm Mông Cổ.

Vân Tuyền (Nguồn: The Washington Post)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm