Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/11/2016, 08:42 AM

Trung Quốc phản đối Mông Cổ tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chính quyền Trung Quốc hoãn cuộc đàm phán song phương với Mông Cổ vô thời hạn, sau khi người láng giềng Bắc Á cho phép chuyến viếng thăm cũng như tiếp kiến đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng.

Hai quốc gia sắp đặt cuộc đàm phán dự kiến vào tuần tới được xem là rất quan trọng đối với Mông Cổ, vì mang đến cơ hội cho nước này tiếp cận nguồn vốn vay và thu hút những dự án đầu tư phát triển từ Trung Quốc.

Theo Bloomberg, ngày 25/11/2016, Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ, Munkh-Orgil Tsend nói với các phóng viên tại thủ đô Ulaanbaatar rằng: “Cuộc đàm phán về khoản vay mềm và các dự án trên đường sắt Tavan Tolgoi, nhà máy đồng và khí than đá. Thật không may, phía chính quyền Trung Quốc trả lời rằng việc Mông Cổ tạo thuận lợi cho chuyến viếng thăm cũng như tiếp kiến đức Đạt Lai Lạt Ma là không thể chấp nhận được”.
 
Là một quốc gia truyền thống có quan hệ lịch sử với Tây Tạng, quốc gia Phật giáo Mông Cổ đã phát huy truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda hơn 1.000 năm và đã chấp nhận cho đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm rất nhiều lần, bắt đầu từ năm 1979.

Những chuyến viếng thăm của vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đến với Mông Cổ đều bị Chính quyền Trung Quốc tức giận phản đối, kèm sau đó là những đòn trả đũa. Bởi chính quyền Trung Quốc xem đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lãnh đạo ly khai và thường xuyên lên án những nước nào tạo cơ hội cho Ngài phát biểu.

Vị tăng sĩ Phật giáo Mông Cổ Davaapurev, người tham gia tổ chức chuyến thăm lần này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Chuyến viếng thăm không liên quan đến chính trị, chỉ thuần tuý về vấn đề tôn giáo. Phật giáo Mông Cổ gần gũi với Phật giáo của người Tây Tạng, vì vậy các tín đồ Phật giáo Mông Cổ cũng xem Đức Đạt Lai Lạt Ma như một lãnh đạo tinh thần của họ”.

Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ, Munkh-Orgil Tsend cho biết thêm chuyến đi được sắp đặt bởi tổ chức Cộng đồng Tôn giáo Mông Cổ và Tu viện Gandan Tegchenling, Chính phủ Mông Cổ không tham gia. Chuyến viếng thăm mới nhất vừa kết thúc hồi đầu tuần này: “Hoàn toàn không có mục đích tôn giáo”.

Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ nói thêm: “Trung Quốc đã hủy bỏ cuộc đàm phán song phương hằng năm giữa quốc hội hai quốc gia. Chuẩn bị một chuyến viếng thăm theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ Mông Cổ, Erdenebat Jargaltulga sang Trung Quốc trong năm tới cũng bị nghi ngờ”.

Kinh tế Mông Cổ đang ngày càng đối mặt khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt là giá trị của đồng Tugrik tuột dốc không phanh. Quốc gia Trung Á nằm giữa Trung Quốc và Nga đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng khi đồng tiền của nước này đang giảm giá mạnh và cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Chỉ trong tháng 08 năm 2016, đồng Tugrik của Mông Cổ đã mất giá 7,8%, trở thành đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới - theo số liệu của hãng tin Bloomberg.

Chính phủ Mông Cổ đã thừa nhận rằng nước này “đang chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mông Cổ, Choijilsuren Battogtokh nói chính phủ đã mất khả năng trả lương cho công chức và quân đội. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở quốc gia Trung Á này được cho là đến từ các chính sách quản lý kinh tế sai lầm của Đảng Dân chủ Mông Cổ.

Sau cuộc bầu cử thành công vào tháng 06 vừa qua, Đảng Nhân dân Mông Cổ đã chiến thắng và giành được quyền lãnh đạo đất nước. Đảng này sẽ gặp nhiều thách thức trong giai đoạn cầm quyền mới khi nền kinh tế dựa vào khai khoáng và chăn nuôi của Mông Cổ đã thụt lùi vì yêu cầu trong nước yếu và xuất khẩu giảm sâu, khiến hàng nghìn nông dân bị bần cùng hóa phải di cư đến thành phố để tìm việc.

Kinh tế Mông Cổ từ mức tăng trưởng 17,5% trong năm 2011 xuống còn 2,3% trong năm ngoái khiến 1/5 dân số sống trong cảnh nghèo. Với việc nhu cầu than, đồng và các khoáng sản đóng góp đến 94% xuất khẩu của Mông Cổ lại tiếp tục giảm, tăng trưởng của nước này trong năm nay có thể chỉ đạt 1%.

Các khoản nợ nước ngoài đáo hạn trong năm tới cũng đang đặt nước này vào nguy cơ khủng hoảng. Do thiếu tiền mặt, Mông Cổ đã vay mượn nhiều. Hiện nước này đang gánh một khoản lãi khổng lồ từ số nợ gần 23 tỷ USD. Giới quan sát dự báo Mông Cổ có thể sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ hoặc cần tới một vụ giải cứu từ bên ngoài. Theo số liệu được công bố bởi Ngân hàng Trung ương Mông Cổ, tính đến thời điểm cuối tháng 06, dự trữ ngoại hối của Mông Cổ chỉ vào khoảng 1,3 tỷ USD, giảm 23,1% so với một năm trước đó.

Kể từ khi tuyên bố nền kinh tế Mông Cổ rơi vào tình trạng khủng hoảng, Mông Cổ đã tìm kiếm các khoản vay khẩn cấp từ các đối tác song phương và các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm Trung Quốc và Quỹ tiền tệ quốc tế. Thâm hụt ngân sách của quốc gia này đã tăng gấp đôi trong năm nay đến 01 tỷ đồng, trong khi tổng sản phẩm trong nước ký hợp đồng chỉ đạt 6% trong 09 tháng đầu năm.

Vân Tuyền (Nguồn: Asia Breaking News)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn

Quốc tế 09:40 13/11/2024

Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...

Xem thêm