Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 01/06/2019, 18:15 PM

Trường hợp nào khó vãng sinh hoặc không được vãng sinh?

Xin các bạn đồng tu nhớ kỹ bài Pháp này mà nhắc nhở thân bằng quyến thuộc trong lúc lâm chung cũng như lúc đang bệnh nạn, thần trí phải rõ ràng, minh bạch mới có thể niệm được 1 câu Phật hiệu này.

Nếu thân bằng quyến thuộc trong lúc lâm chung cũng như lúc đang bệnh nạn. Thần trí phải rõ ràng, minh bạch mới có thể niệm được 1 câu Phật hiệu này.

Các bậc tu thành chứng qủa thì cũng mới có thể cứu Gia Quyến thoát khổ. Không có cách nào hơn bằng sự quyết tâm tu sửa thân tâm trong từng Sát na.

Câu hỏi

Những người bị đời sống thực vật, khi lâm chung, dù được trợ niệm, có được vãng sinh  không?

Trả lời:

Trong Kinh Địa Tạng, Phẩm Thứ ba, Quán 30, Chúng sinh nghiệp duyên, ngài Địa Tạng đã giải thích cho Ma Da phu nhân về những trường hợp không được vãng sinh như sau:

“Ma Da Phu Nhân lại bạch cùng Bồ Tát rằng: "Nay tôi muốn nghe về tội báo trong cõi Diêm Phù chiêu cảm lấy ác đạo".

Ngài Địa Tạng đã giải thích cho Ma Da phu nhân về những trường hợp không được vãng sinh

Ngài Địa Tạng đã giải thích cho Ma Da phu nhân về những trường hợp không được vãng sinh

Ngài Ðịa Tạng đáp rằng:

"Thánh Mẫu! Mong Ngài lắng nghe nhận lấy, tôi sẽ lược nói việc đó".

Phật Mẫu bạch rằng: "Xin Thánh Giả nói cho".

Bấy giờ, Ðịa Tạng Bồ Tát nói với Thánh Mẫu rằng:

- Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam Diêm Phù Ðề là như vầy:                         

Như có chúng sinh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong nghìn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được. Nếu có chúng sinh nào làm thân Phật chảy máu, hủy báng Tam Bảo, chẳng kính tôn Kinh, kẻ đó cũng phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong nghìn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sinh xâm tổn của thường trụ, làm nhơ nhuốc Tăng, Ni, hoặc tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam, hoặc giết hoặc hại; hạng người như thế phải đọa vào địa ngục vô gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sinh giả làm sa môn mà tâm chẳng phải sa môn, phá hoại, lạm dụng của thường trụ, gạt gẫm hàng Bạch y, trái phạm Giới Luật, tạo vô số tội ác; hạng người như thế phải đọa vào địa ngục vô gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sinh trộm cắp tài vật, lúa gạo, đồ ăn thức uống, y phục của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật; kẻ đó phải đọa vào địa ngục vô gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được".

Ngài Ðịa Tạng thưa rằng: "Thánh Mẫu! Nếu có chúng sinh nào phạm những tội như thế, thì kẻ đó phải đọa vào địa ngục Ngũ Vô-Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ trong chừng một niệm cũng không được".

Ngài Ðịa Tạng Bồ tát thưa rằng: “Thánh Mẫu! Nếu có chúng sinh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được”.

Ngài Ðịa Tạng Bồ tát thưa rằng: “Thánh Mẫu! Nếu có chúng sinh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được”.

Ma Da Phu Nhân lại bạch cùng Bồ Tát Ðịa Tạng: "Thế nào gọi là địa ngục Vô gián?"

Ngài Ðịa Tạng thưa rằng: "Thánh Mẫu! Tất cả địa ngục đều ở trong núi Ðại Thiết Vi. Ðịa ngục lớn có mười tám chỗ; thứ kế có năm trăm chỗ, danh hiệu đều khác nhau; thứ kế nữa lại có đến ngàn trăm, danh hiệu cũng đều khác nhau.

Ngục Vô Gián có ngục thành giáp vòng hơn tám vạn dặm; thành đó thuần bằng sắt, cao một vạn dặm; trên thành có lửa tụ, không chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó, các nhà ngục nối tiếp nhau, danh hiệu đều sai khác. Chỉ có một ngục tên là Vô Gián. Ngục này chu vi một vạn tám ngàn dặm; tường ngục cao một ngàn dặm, toàn bằng sắt và có lửa cháy suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục có rắn sắt, chó sắt phun lửa, đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.

Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm; một người thọ tội thì tự thấy thân mình nằm chật cả giường, ngàn muôn người thọ tội thì mỗi người cũng đều tự thấy thân mình đầy chật cả giường. Ðó là do các nghiệp chiêu cảm mà gặt lấy quả báo như thế.

Lại nữa, các tội nhân còn phải chịu đủ sự khổ sở; như có cả nghìn trăm Dạ xoa cùng các ác quỷ, răng nanh như đao kiếm, mắt như ánh điện chớp, tay có móng đồng, lôi kéo người tội.

Lại có quỷ Dạ xoa cầm cây kích sắt lớn đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng, rồi hất tung lên trên không và hứng lấy, hoặc để lại trên giường. Lại có chim ưng bằng sắt mổ ăn mắt người tội. Lại có rắn sắt quấn cổ người tội. Tội nhân còn bị đóng đinh dài vào các khớp xương và lóng đốt trong thân, kéo lưỡi cày bừa, móc ruột bằm chặt, rót nước đồng vào miệng, quấn sắt nóng quanh thân; muôn lần chết đi sống lại.

Các tội nhân còn phải chịu đủ sự khổ sở; như có cả nghìn trăm Dạ xoa cùng các ác quỷ, răng nanh như đao kiếm, mắt như ánh điện chớp, tay có móng đồng, lôi kéo người tội.

Các tội nhân còn phải chịu đủ sự khổ sở; như có cả nghìn trăm Dạ xoa cùng các ác quỷ, răng nanh như đao kiếm, mắt như ánh điện chớp, tay có móng đồng, lôi kéo người tội.

Nghiệp cảm như thế, trải qua ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được. Lúc thế giới này hư hoại thì sinh nhờ qua thế giới khác; thế giới khác đó hư hoại thì chuyển sang phương khác; lúc phương khác đó hư hoại thì lại lần lượt chuyển đi; rồi sau khi thế giới này thành thì lại trở về. Những sự tội báo trong ngục Vô Gián là như thế!

Lại do có năm sự nghiệp cảm, nên gọi là Vô Gián. Những gì là năm?  

Một là ngày đêm thọ tội, cho đến bao kiếp, không lúc nào dứt, nên gọi là Vô-Gián.

Hai là một người cũng đầy chật, nhiều người cũng đầy chật, nên gọi là Vô-Gián.

Ba là có những khí cụ hành hình người tội như cái chỉa, gậy, chim ưng, rắn, chó sói, chó, cối, cưa, đục, giũa, búa rìu, vạc dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niềng đầu, nước sắt nóng rưới thân; và khi đói thì nuốt viên sắt, khát uống nước sắt ... quanh năm suốt kiếp, cho đến na-do-tha kiếp, khổ sở triền miên, không hề gián đoạn, nên gọi là Vô-Gián.       

Bốn là:  bất luận kẻ nam, người nữ, Khương Hồ di địch , người già trẻ nhỏ, kẻ sang người hèn, hoặc rồng, hoặc thần, hoặc trời, hoặc quỷ, hễ gây tội ác thì chiêu cảm lấy nghiệp, tất cả đồng chịu như nhau, nên gọi là Vô Gián.

Năm là: nếu bị đọa vào địa ngục này, thì từ khi mới vào cho tới trăm nghìn kiếp, mỗi ngày mỗi đêm đều muôn lần chết đi, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng trong chừng một niệm cũng không được, trừ phi nghiệp tội tiêu hết mới được thụ sinh; do cứ liên miên như thế nên gọi là Vô Gián".

Ngoài ra còn những trường hợp phỉ báng Phật pháp, phá hòa hợp tăng, phỉ báng pháp sư thuyết pháp, không tin nhân quả. Những rường hợp như thế khi chết thì thần thức bị đọa vào địa ngục ngay nên không được vãng sinh.

Người khi lâm chung thần thức không sáng suốt, lú lẫn cũng khó có thể được vãng sinh! Các vị phải hiểu là trong Kinh đức Phật nói tám nạn, tám nạn thì không được vãng sinh, chết ngang thì không được vãng sinh.

Chết ngang là thế nào? Điều này quý vị phải biết, nhất định phải hiểu cho rõ, người vãng sinh điều kiện quan trọng nhất là khi lâm chung thần trí sáng suốt, còn trong trường hợp này điều kiện thứ nhất, thần trí không sáng suốt, theo nghiệp luân chuyển.

Nếu như người thần trí không sáng suốt mà có thể vãng sinh thì chúng ta không cần phải niệm Phật rồi! Đức Phật A Di Đà đại từ đại bi sẽ tiếp rước hết cả chúng ta rồi!

Cho nên về điểm này rất là quan trọng! Rất là quan trọng !

Vậy những người mắc chứng bệnh này, loại bệnh này là bệnh nghiệp chướng rất là phiền phức, cách thức cứu giúp duy nhất là lúc họ còn bị bệnh nhẹ, còn đã bệnh nặng thì đã hết cách. Những người mắc bệnh này phần nhiều là do khi sống bất hiếu với cha mẹ, không nghe lời cha mẹ dạy bảo.  Hoặc có thiện-tri-thức mang Kinh điển chỉ bảo không nghe, cho Kinh không đọc tụng.

Có người lúc họ bị bệnh nhẹ khuyên họ nên thật tâm sám hối, đoạn ác, tu thiện, chịu quay đầu lại nhưng lúc họ bị bệnh nặng họ đã bị đờ đẫn rồi, bạn có khuyên cũng không có tác dụng gì.

Người khác muốn tu công đức cho họ, rất là khó khăn, trừ khi là bạn giống như Bà La Môn Nữ, Quang Mục Nữ cứu mẹ vậy.

Bạn có thể cứu họ, tự thân bạn tu hành phải chứng quả, nếu bạn tu không chứng quả thì bạn không thể cứu họ. Tại sao tu chứng quả mới có thể cứu họ ?

Vì bạn tu cho họ, bạn đã thật sự vì họ mà tu hành, vì vậy sự chứng quả của bạn là để giúp họ.

Nếu bản thân của chúng ta không có sức tu này, tu mấy tiếng kinh, niệm mấy tiếng niệm Phật không có tác dụng gì, chỉ tạo an ủi mình mà thôi, đối với họ không có hiệu quả gì cả ! Như Ngài Tịnh Không đã nói.

Có người lúc họ bị bệnh nhẹ khuyên họ nên thật tâm sám hối, đoạn ác, tu thiện, chịu quay đầu lại nhưng lúc họ bị bệnh nặng họ đã bị đờ đẫn rồi, bạn có khuyên cũng không có tác dụng gì.

Có người lúc họ bị bệnh nhẹ khuyên họ nên thật tâm sám hối, đoạn ác, tu thiện, chịu quay đầu lại nhưng lúc họ bị bệnh nặng họ đã bị đờ đẫn rồi, bạn có khuyên cũng không có tác dụng gì.

Nam mô A Di Đà Phật

Nhiều người khi mắc các bệnh nặng được con cái và người thân khuyên nhủ niệm danh hiệu Phật, ăn chay, làm việc công đức, sám hối để tạo nhân duyên để khi lâm chung mà được Phật đến tiếp-dẫn Tây phương Cực-Lạc hoặc ít nhất cũng được sinh Thiên, hoặc được đầu thai trở lại làm người.

Nhưng điều oái oăm là họ lại không nghe, đến giai đoạn cuối bệnh trần trong thần trí u mê, không còn phân biệt được ngay cả vợ con mình nữa, đến lúc đó thì mọi cố gắng giúp họ niệm Phật để cầu Phật tiếp-dẫn sẽ không còn. Đó là chưa kể họ khi sống đã tạo nghiệp ác, không ăn chay niệm Phật, oan gia trái chủ bủa vây khủng bố quanh gường đòi mạng.

Lại cộng với con cái khi bố mẹ nằm đó chẳng lo niệm Phật là việc công đức hồi hướng cho bố mẹ lại cãi cọ, tranh nhau tài sản… thì người chết phải theo nghiệp mà đi. Đến lúc đó hỏi bạn là họ sẽ ra sao? Chắc chắn việc vãng sinh cảnh giới lành không còn, nó đã bị lấp lối.

Lại còn những trường hợp sau đây cũng khó mà được vãng sinh:

Khi xưa người ta không học Phật pháp thường khi tức giận mà rủa nhau: “Mày thì sẽ bị chết xe, đá đè, chết sông, chết chợ, chết bị thú ăn thịt, chết mất xác…”

Bài liên quan

Những cái chết trong hoàn cảnh đó, quả là khó được vãng sinh mà phải theo nghiệp mà đi. Chết đột ngột đâu có thể niệm danh hiệu Phật mười niệm như trong Kinh nói mà Phật đến tiếp dẫn? Lại khi sống tạo các nghiệp ác, chẳng biết làm việc công đức chẳng tinh tấn niệm Phật và cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực Lạc.

Vì thế, khi còn sống nên sinh hoạt ở các Đạo Tràng Tịnh Độ, ở các Làng Phổ Đà, tham gia làm các việc công đức để tích lũy phước báo cho mình, sống trong sạch, lại làm nhiều việc công đức như in ấn Kinh điển, đúc tượng Phật và Bồ tát, tu bổ chùa hư nát, giúp đỡ người nghèo, làm việc phóng sinh, hằng ngày tụng Kinh sám hối, hồi hướng công đức cho khắp cả pháp giới chung sinh, tinh tấn trì danh niệm Phật, cầu nguyện vãng sinh Tây phương Cực Lạc.

Nếu làm như thế, khi mãn báo thân không thể thần thức u mê được, vẫn luôn sáng suốt mà niệm danh hiệu Phật đến phút cuối cùng để Phật A Di Đà và đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí đến tiếp dẫn Tây phương Cực Lạc. Người đó còn có lợi lạc nữa là được bạn đồng tu hết lòng trợ duyên 24/24 tiếng và cả 49 ngày thì hỏi sao không được vãng sinh?

Giả sử họ bị chết bởi các nạn trên đây, theo nghiệp mà đi thì vì đã sám hối, làm công đức hồi hướng cho các oan gia trái chủ, họ vẫn an lành. Lại nghiệp ác đã tiêu trừ, phước lớn, công đức nhiều họ lại có duyên với Phật A Di Đà, với chư thiên thì họ sẽ theo nghiệp lành mà đi về các cảnh giới đó.

Người nào niệm danh hiệu Phật, danh hiệu một bị Bồ-Tát, một vị Bích Chi Phật, A-La-Hán thì khi lâm chung vĩnh viễn không còn đọa vào ba đường ác.

Người nào niệm danh hiệu Phật, danh hiệu một bị Bồ-Tát, một vị Bích Chi Phật, A-La-Hán thì khi lâm chung vĩnh viễn không còn đọa vào ba đường ác.

Như trong Kinh Địa Tạng có nói: “Người nào niệm danh hiệu Phật, danh hiệu một bị Bồ-Tát, một vị Bích Chi Phật, A-La-Hán  thì khi lâm chung vĩnh viễn không còn đọa vào ba đường ác. Nếu còn đúc tượng Phật, in Kinh điển Đại Thừa thì còn sinh lên các cõi trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu. Còn nếu đầu thai trở lại làm người thì được làm vua, chúa, hay gia đình vương giả, thân thể xinh đẹp, được mọi người yêu quý, nói ra điều gì người người tin theo”. Nếu tạc tượng ngài Đại-Tạng thì còn được 100 ngàn lần sinh lên cõi trời Đâu suất”…

Bài liên quan

Lại có trường hợp khó được vãng sinh đó là chết đuối. Tại sao nói vậy? Vì chúng ta biết, khi bị lặn ngụp trong nước đầu óc hoang mang nên có nghĩ đến niệm Phật đâu?

Và khi chết ở nước thần thức phải bơ vơ nơi Long hải do Long Thần ở biển hay hồ sống ngoài cai quản. Như thế, phải có một giai đoạn trung gian để Long Vương bàn giao về cho vua Diêm-La vương định đoạt. Phần nhiều trong trường hợp như thế đã quá 49 ngày rồi và nếu có làm thì rất là công phu phải là do phước đức nhân duyên của người đó, quá lớn, quá lớn !

Các bạn đồng tu thân mến !

Bởi lẽ đó tôi thường khuyến thỉnh không ngừng nghỉ các bạn ăn chay, niệm Phật, giữ giới, hàng tháng chúng ta làm lễ phóng sinh, ngày ngày đi đến Làng Phổ Đà sinh hoạt tụng Kinh niệm Phật, rồi theo thầy mà hoằng pháp độ sinh, cầu siêu cho các vong nhân vất vưởng, đúc tượng Phật và Bồ tát cúng dường chư Tăng, Ni giữ giới…

Những việc làm như thế, chắc chắn sẽ là tư lương giúp chúng ta khi lâm chung được Phật A Di Đà đến tiếp dẫn chúng ta về Tây phương Cực Lạc, sinh trên sen báu trong hồ bẩy báu, nước tám công đức để mau tu thành Bồ Tát Bất Thối, thành Phật mà về độ cho bố mẹ người thân và tất cả pháp giới chúng sinh.

Nam mô A-Di-Đà Phật.

Xin hãy tu mau kẻo trễ!

Chúc các bạn thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh tăng tấn. Chúng ta hẹn cùng nhau khi mãn báo thân, sẽ kẻ trước người sau đều được vãng sinh Tây phương Cực-Lạc.

                  Hà Lan, ngày 26 tháng 5 năm 2019.

--------

*** Bài viết mang tính chất cá nhân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm