Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/12/2020, 08:38 AM

Truyện cổ Phật giáo: Tài nghị luận của tôn giả Ca Chiên Diên

Vâng theo lời dạy của đức Phật, tôn giả Ca Chiên Diên, vị “luận nghị đệ nhất” trong hàng tăng chúng đã tuyên dương chủ trương “bốn tính bình đẳng”.

Nhưng rất đông Bà-la-môn biết được, không ai tin phục tôn giả. Hễ có cơ hội là họ tìm đến Ca Chiên Diên để bài bác, vấn nạn ngài. Họ nghĩ rằng, nếu không đánh ngã những biện luận của tôn giả thì từ đây về sau, Bà-la-môn sẽ không có hy vọng ngóc đầu lên được nữa.

Tuy nhiên, ngài Ca Chiên Diên rất giỏi biện luận, khi gặp một vị Bà-la-môn, dẫu quyền uy tới đâu đến vấn nạn ngài, ngài chỉ cần dùng một vài câu ngắn gọn và đơn giản, thế là vị Bà-la-môn nọ cuối cùng cũng phải vui vẻ mà thuần phục.

Có một hôm, tôn giả cùng các vị tỳ-kheo bạn đồng tu sắp bước vào trai đường bên cạnh hồ Ô Nê nước Ba La Nại dùng cơm, thì có một vị Bà-la-môn lớn tuổi tìm đến khiêu chiến với ngài.

Tôn giả Ni Liên Hoa Sắc - Đệ nhất thần thông, thống lĩnh Ni đoàn

Những cuộc tranh biện hết sức ly kỳ của Tôn giả Ca Chiên Chiên vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay. Ảnh minh họa.

Những cuộc tranh biện hết sức ly kỳ của Tôn giả Ca Chiên Chiên vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay. Ảnh minh họa.

Vị Bà-la-môn già chống cây gậy, im lặng đứng bên cạnh tôn giả Ca Chiên Diên, những tưởng rằng khi nào Ca Chiên Diên nhìn thấy ông thì nhất định sẽ đứng dậy nhường chỗ cho ông ngồi. Nhưng nào có ngờ đâu, tôn giả Ca Chiên Diên chẳng thèm ném cho ông một cái nhìn nữa. Ông kiên nhẫn đứng một hồi lâu, cuối cùng lớn tiếng trách mắng rằng:

- Mấy ông nghĩ sao mà thấy một vị trưởng giả lớn tuổi như tôi đến lại không biết đứng lên mà nhường chỗ ngồi?

Các vị tỳ-kheo nghe thế thì giật mình, nhiều người vội vàng đứng dậy nhường chỗ ngồi cho vị Bà-la-môn già, duy chỉ có Ca Chiên Diên là chẳng chút động lòng, còn hỏi lại rằng:

- Ông là ai mà tới đây la hét ầm ĩ như vậy? Chúng tôi ở đây tôn kính phụng hành giáo pháp, nhưng tại chỗ này không có ai là trưởng lão hay tiền bối của chúng tôi cả.

Vị Bà-la-môn già nọ giận dữ đưa cây gậy đang cầm trong tay lên chỉ vào đầu tóc bạc phơ của mình mà hỏi:

- Số tuổi đã cao của ta không đủ cho ông tôn làm trưởng lão hay sao? Không đủ cho các ông cung kính tôn trọng hay sao?

- Ông ư? Ông không thể tự xưng là trưởng lão, cũng không nên chờ đợi được chúng tôi cung kính tôn trọng.

Tôn giả Ananda: Bậc thánh trí tuệ tuyệt vời

Tôn giả Ca Chiên Chiên đã từng tranh luận với những bậc trưởng thượng. Ảnh minh họa.

Tôn giả Ca Chiên Chiên đã từng tranh luận với những bậc trưởng thượng. Ảnh minh họa.

Tôn giả Ca Chiên Diên trả lời bằng một giọng nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Vị Bà-la-môn già giận dữ đến cực điểm, dùng cây gậy chỉ vào mặt Ca Chiên Diên mà mắng:

- Tại sao ông lại khinh người đến thế?

Ca Chiên Diên điềm nhiên trả lời rằng:

- Qua âm thanh, giọng nói của ông, và qua những cử chỉ thô bạo của ông, tôi nhận thấy rằng ông không xứng đáng được tôn làm trưởng lão, cũng không xứng đáng được người khác cung kính. Bởi vì cho dầu ông có là một vị bà-la-môn đã tám, chín mươi tuổi, tóc bạc răng long, nhưng nếu không hề tu hành một cách chân chính, còn đam mê sắc, thanh, hương, vị, xúc, chưa xả bỏ được những phiền não như tham, sân và ganh ghét, thì ông vẫn bị coi như trẻ con. Còn giả sử ông là một thanh niên 20 tuổi, da dẻ chưa nhăn, đầu tóc đen nhánh, nhưng đã giải thoát được sự trói buộc của ái dục, đối với thế gian không có sự tham cầu, không có chút niệm tưởng bất bình nào, thì chúng tôi có thể xưng tán ông là trưởng lão, xem ông là người già dặn, xứng đáng cho chúng tôi thân tâm cung kính.

Vị bà-la-môn già nghe Ca Chiên Diên nói thế, không có lời lẽ nào để đối đáp, bèn lặng lẽ bỏ đi.

Nữ tôn giả Kiều Đàm Di và chuyện 500 thích nữ cùng nhập diệt

Trích "Truyện cổ Phật giáo" - Xuất bản 2011

Diệu Hạnh Giao Trinh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm