Thứ sáu, 16/08/2024, 16:29 PM

Truyện ngắn: Cây thị bên cổng chùa

Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi. Cây thị già đã mấy lần ra hoa kết trái nơi góc vườn chùa kể từ bữa đó.

Chiều vàng vọt, gió lùa mây dạt xuống phía dìa đường chân trời, nắng nhuộm một màu đỏ rực... Người đàn bà còn trẻ khe khẽ mở hé cánh cổng chùa rêu phong, ghé mắt nhìn vào. Khuôn viên ngôi chùa tọa lạc rộng quá, mắt cô không thể bao quát hết được.

Mặt trời ủ lửa bên dưới những đụn mây dày cộp, đỏ lừ, hắt lên không gian luồng phản quang chói gắt như sắc mặt của một vị thần trong cơn thịnh nộ. Đã mấy lần tới đây, cô vẫn chưa hết cảm giác bồn chồn, lo sợ và hồi hộp.

Hôm nay, mãi không thấy Bống ra sân chùa với sư thầy Bảo Ngọc. Từng cơn gió cuối ngày cứ thổi thốc những lùm cây trong ánh chiều u tịch. “Lại một ngày nữa”, cô nghĩ, nén một tiếng thở dài. Đôi mắt trân trối nhìn vào cái khoảng trống nơi sân chùa. Gió lạnh thổi tung những chiếc lá khô xào xạc dạt vào một góc sân. Giữa cái thanh lành của cơn gió, thoảng mùi thơm của hương ngọc lan.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tiếng chuông chùa trầm mặc như kéo chùng cả nỗi cô đơn trời chiều... Tiếng chuông linh như dứt bể ái hà, kéo vật dục, cuốn trôi vào bể khổ...

- Kìa Bống!

Mắt cô bỗng sáng lên! Cô bé 7 tuổi mặc áo nâu đang tung tăng quét chùa cùng sư thầy Bảo Ngọc. Hai bím tóc tung tẩy lên xuống theo mỗi nhịp bước chân. Cô bé đon đả: “Thầy quét trước, cho con quét sau thầy ạ…”. Nhà sư mỉm cười gật đầu.

Người phụ nữ dường như không thể kìm nén được những xúc cảm trong lòng, chỉ muốn bật lên thành tiếng: “Con ơi…”. Tiếng gọi của nỗi khát khao trong lòng người mẹ càng lúc càng sôi réo, khó kìm nén. Cô khóc tức tưởi không ra tiếng. Hai dòng nước mắt chảy tràn ướt đẫm cả tấm khăn che mặt. Ngực cô đau nhói…

Vào một chiều cuối Đông mây đen vần vũ khắp bầu trời ảm đạm, bên cánh cổng một ngôi chùa, nơi có cây thị già mấy trăm năm tuổi, bỗng cất lên tiếng khóc oan nghiệt trẻ thơ...

Tiếng khóc như xé không gian u tịch trời chiều. Tiếng khóc như át đi cả tiếng chuông chùa trầm mặc. Tiếng khóc như nhát dao khứa vào lòng người đau nhói...

Sư thầy nhân từ đã đón em vào chùa. Các vãi đã ôm ấp, vỗ về em vào giấc ngủ ngon. Tiếng chuông chùa thay lời ru của mẹ ru em mỗi chiều trở gió...

Sư thầy vỗ về như mẹ vỗ về em mỗi đêm đông giá lạnh...

Em đã xuất hiện trước cuộc đời như thế!

Sư Thầy đặt tên em là Bống!

Mọi người thường gọi em là Bống!

Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi. Cây thị già đã mấy lần ra hoa kết trái nơi góc vườn chùa kể từ bữa đó. Chiều trầm trời, Bống ra vườn cùng sư thầy, thắp nhang cho vị thần nơi gốc thị. Em cũng chắp hai tay vái lạy thần linh. Bống vui sướng hít hà mùi hương ngát thơm của cỏ hoa nơi vườn chùa. Em cười hồn nhiên như cỏ cây vui đùa cùng gió mát.

Em bỗng ngước nhìn lên bầu trời, vòm trời rất rộng, cao và xanh! Mây trôi thật hiền! Những cánh chim lờ lững chao liệng. Vài bông hoa đại tỏa hương thơm ngát, lan xa tới cả những khoảng trống nơi sân chùa. Tít trên cao, vòm thị xào xạc lá cành như bao lời tâm sự. Cây vươn mình đưa những cánh tay mềm mại vuốt ve từng trái thị nhỏ xinh, vẫy chào làn gió mát.

“Rì rào, rì rào”... Tiếng của gió hay tiếng của cây thị già thần tiên vọng lại? Cây thị như là một nhân chứng cho những câu chuyện vui buồn đã từng xảy ra ở đây. Những tán lá to rộng buông phủ cả không gian, buông phủ cả thời gian, phủ xuống trời chiều thì thào như nói lời của Bống:

Cha ơi... cha ở nơi đâu?”

***

“Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy, mình có thể vào chùa lễ Phật …”, Mẫn tự nhủ. Cô vội vã xách túi lễ, sửa sang khăn áo đi vào chùa.

- A Di Đà Phật!

- Mô Phật! Mời thí chủ vào chùa lễ Phật!

Mẫn chắp hai tay vái chào sư thầy Bảo Ngọc khi nhà sư từ cửa Mẫu đi ra. Đôi mắt cô vẫn còn đỏ hoe, ươn ướt. Không dám đối diện cùng sư thầy, cô xin phép vào chùa thành tâm sám hối nơi cửa Phật. Sư thầy cùng Bống đi ra phía cổng chùa, nơi có gốc thị già mấy trăm năm tuổi dọn dẹp những chiếc lá rụng quanh gốc và thu dọn, sửa sang lại ban thờ ở đó.

Một lát sau, từ cửa Mẫu, Mẫn men theo con đường trước cửa Tam quan đi ra đài Quan Âm đặt lễ vái lạy Quan Thế Âm Bồ Tát. Bé Bống đứng ngây nhìn theo, đôi mắt vời vợi một khoảng buồn…

Một hồi sau, Mẫn đi vào phía gốc thị. Người đàn bà tháo chiếc khăn, lộ ra gương mặt với nét buồn thiểu não nhưng không lấn át hết những nét thanh tú, dịu dàng. Mẫn đi lại gần hai người, dừng lại trước gốc thị, nơi có một ban thờ nhỏ, hết sức sạch sẽ, cô đặt lễ lên đó rồi trịnh trọng mời sư thầy đảnh lễ. Họ cùng đứng lặng trước ban thờ giữa khói hương nghi ngút, chắp tay thật lâu như thể đang muốn gửi gắm, ký thác một điều gì đó hết sức thiêng liêng nơi vị thần gốc thị cổ.

Trên ban thờ hương thơm lan tỏa những làn khói nhè nhẹ thơm ngát, Mẫn quỳ xuống lạy tạ dưới ban thờ. Có lẽ, vị thần Gốc Thị cũng đã cảm nhận được nỗi lòng của cô. Những nén nhang trên ban lập lòe đã cháy gần hết để lại tàn uốn cong như một bông hoa cúc thanh mảnh.

Trên mâm lễ, ngoài những trái thị vàng thơm ngát, trầu cau và giấy tiền vàng mã còn có một chiếc hộp nhỏ màu đỏ. Tất cả như vật ký thác cho tấm lòng cô gửi gắm lại ngôi chùa.

Chiều nghiêng bóng, ánh hoàng hôn đỏ rực tô hồng một khoảng trời rộng mở phía Tây. Gió dịu dàng đưa hương thị thơm ngát vương vất khắp khu vườn.

Lễ xong, nhà sư mời người phụ nữ ngồi xuống ghế đá bên dưới gốc thị nghỉ ngơi. Họ ngồi trầm tư trong khi Bống thì lon ton chạy nhảy, hái những bông hoa nhỏ xinh xinh màu tím…

- Dạ, nhà sư cho con hỏi cháu bé này… Mẫn dè dặt… Thực ra Mẫn chỉ muốn hỏi để có cớ ngắm nhìn cô bé thêm một lát nữa cho thỏa nỗi nhớ khắc khoải bao ngày.

Cô bé cũng nhìn người đàn bà đăm đắm, đôi mắt đen tròn với hàng mi dài che rợp cả nét buồn trên gương mặt xinh xắn. Một giây yên lặng, nhà sư lên chợt tiếng: “Con tên là Bảo Liên, mọi người thường gọi con là Bống. Bống đã được 7 tuổi, con rất ngoan và học rất giỏi…”.

Mẫn hồi hộp lắng nghe từng lời của nhà sư. Im lặng nhưng từng nhịp đập trong tim cô chộn rộn không ai hay. Nhìn đôi mắt thơ ngây mà đã có nét xao xác buồn của Bống, lòng cô se lại.

Hai tay cầm hai chùm hoa nhỏ rung rinh trong ánh chiều, Bống cung kính dâng tặng nhà sư một chùm. Sư thầy nhận lấy, xoa đầu Bống: “Con thật là ngoan!”. Còn một chùm nữa, Bống lặng đi một giây ngắm nhìn gương mặt người phụ nữ: Cô ấy còn rất trẻ, gương mặt đẹp nhưng ánh mắt đượm buồn, phảng phất một điều gì đó, rất quen mà Bống không diễn tả nổi…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm