Nhớ ngày đầu năm lễ chùa bái Phật
Thấm thoắt mười mấy năm trôi qua, bây giờ tôi đã trưởng thành, đi làm, ông nội không còn nữa. Gia đình vẫn giữ thói quen đi chùa lễ Phật sáng mồng một đầu năm mới.
Tôi cứ nhớ mãi những ngày Tết khi tôi chỉ là đứa trẻ con bé xíu học cấp một. Ngày đó còn đầy đủ ông bà, cứ sáng mồng một đầu năm, đại gia đình đầy đủ các thế hệ lại tập trung ở nhà ông bà, sau khi trao nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm với những bao lì xì thắm tươi, gia đình sẽ tổ chức xuất hành lễ chùa bái Phật.
Việc lễ chùa vốn từ xưa đến nay đã được coi là thiêng liêng trang trọng, đặc biệt lại là vào ngày đầu tiên của năm mới. Trước hết ông bà cứ phải chọn giờ thật đẹp để xuất hành, lệch một phút cũng là không vừa ý. Ăn mặc thời bấy giờ cũng đã không còn quá quan trọng áo the khăn xếp như xưa, nhưng phải thật lịch sự trang nghiêm. Cô nào, chị nào trẻ trẻ muốn mặc váy tiện đi chơi thì cũng phải là loại váy dài chùm qua đầu gối. Tuyệt đối không ai ăn mặc hở hang, hay nhếch nhác, quần đùi áo cộc tay,…
Bước tới cổng chùa là các bà, các mẹ đã chắp tay vái tứ phương “Con Nam mô A Di Đà Phật” cho tới khi gặp sư thầy giữ chùa. Người lớn trong gia đình sẽ gửi sư thầy những lời chúc, sau đó cả gia đình mỗi người đều mừng tuổi thầy một phong bao lì xì. Tôi bé xíu làm gì đã có tiền, mẹ cũng cho tờ tiền nho nhỏ để mừng tuổi thầy gọi là lấy may. Sau này lớn tôi ngẫm lại, đối với người xuất gia tiền bạc chỉ là phù du nhưng chính những món quà ấy chắc chắn sau Tết thầy sẽ sử dụng để phục vụ việc nhang khói trong chùa, hoặc là những việc công đức, thật ý nghĩa biết bao.
Sau đó đại gia đình vào trong điện thờ lễ Phật. Ấn tượng đầu tiên là mùi nhang khói cực kì thơm, một mùi thơm xộc thẳng vào khoang mũi do không gian điện thờ kín, lại nhiều người đến thắp hương lễ bái. Tuy mùi khói đậm đặc nhưng không hề khó chịu, mà lại khiến lòng thấy thanh thản đến lạ kỳ, cứ muốn hít thật sâu hơn nữa. Người lớn thì đi các điện quỳ lễ nghiêm trang, trong miệng luôn không ngừng những câu khấn cầu mong năm mới thật nhiều may mắn, bình an cho gia đình, sự nghiệp hanh thông. Còn mấy đứa nhỏ chúng tôi thì cứ dán mắt vào tượng hai ông Thiện và Ác. Trong ánh mắt của trẻ thơ đâu có biết những pho tượng trong chùa là vị Phật nào, vị Bồ tát nào. Chỉ thấy cha mẹ bảo có 2 ông Thiện và Ác, làm việc thiện sẽ được phù hộ, làm việc ác sẽ bị trừng trị. Trẻ con đâu biết luật nhân quả là gì, chỉ biết làm việc ác bị trừng trị là đã sợ một nếp rồi. Rồi bố mẹ cho tôi bốc một quẻ đầu năm, mang sang sư thầy giảng giải ý nghĩa. Nào có hiểu gì đâu, nhưng cứ nghe quẻ tốt thôi là đã thấy sướng rơn người rồi. Lòng còn nghĩ sau này lớn lên mình chắc thành công lắm. Sau khi lễ chùa xong, gia đình sẽ đi chúc Tết họ hàng làng xóm, với rất nhiều những niềm vui phấn khởi và an nhiên.
Thấm thoắt mười mấy năm trôi qua, bây giờ tôi đã trưởng thành, đi làm, ông nội không còn nữa. Gia đình vẫn giữ thói quen đi chùa lễ Phật sáng mồng một đầu năm mới. Và cho dù sau này thời gian trôi qua đến khi lứa trẻ chúng tôi trở thành cha mẹ ông bà, chắc chắn vẫn mong đại gia đình luôn giữ được truyền thống tốt đẹp này. Lễ Phật đầu năm không chỉ là câu chuyện tâm linh, đối với tôi đó còn là hoạt động giúp các thế hệ trong gia đình gắn kết tình cảm, dạy cho con cháu biết sống thật tốt đẹp, làm điều lành tránh điều ác. Mong rằng mỗi gia đình người Việt Nam ta “trong tâm luôn có Phật, trong lòng mãi có nhau”, cùng nhau giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Đức Kiên; địa chỉ: Thôn Tiên Lữ, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm