Truyện ngắn: Giọng nói của hạnh phúc
Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tôi chẳng nghe gì khác ngoài hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu, tôi chẳng nghe gì khác ngoài buồn rầu.
Sau khi thiền sư Bankei qua đời, một người mù sống gần chùa của thiền sư nói với một người bạn: “Bởi vì tôi mù, tôi không thể quan sát sắc mặt người ta, nên tôi phải xét tư cách của họ qua giọng nói. Thường thì khi tôi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành công nào đó, tôi cũng nghe một âm bí mật của ganh tị. Khi chia buồn với người khác về mất mát của họ, tôi cũng nghe thích thú và thỏa mãn, cứ như là người chia buồn thật sự vui vì có cái gì đó để lại cho họ hưởng trong thế giới riêng của họ.
“Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì giọng nói của Bankei luôn luôn thành thật. Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tôi chẳng nghe gì khác ngoài hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu, tôi chẳng nghe gì khác ngoài buồn rầu.”
Bình:• Bankei yōtaku (eitaku), Bàn Khuê Vĩnh Trác, (1622 – 1693), cũng được gọi là Bàn Khuê Quốc sư (Bankei Kokushi), là một Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế. Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến Thiền học đến lớp quần chúng.
Chúng ta đã có bài Vâng Lời về Bankei trước đây.
• Ganh tị là một trong những thói xấu mạnh nhất của con người. Ganh tị làm chúng ta thiếu thành thật khi khen, khi chia vui, khi chia buồn.
• Không phải chỉ có người mù mới nghe được sự thành thật hay giả dối trong giọng nói của người khác. Ai trong chúng ta cũng có khả năng này, chỉ cao thấp khác nhau mà thôi. Người rành ngôn ngữ của thân thể thì còn biết thật giả giỏi hơn. Cho nên người hời hợt hoặc dối trá trong đối thoại rất ít khi giấu được ai.
Vì vậy, quy luật truyền thông có hiệu quả là: Thành thật.
• Nếu một người bạn cho xem một bài văn rối ren đọc không hiểu gì, nhưng ít ra cũng là cố gắng lớn của bạn, thì đừng khen “Bài này hay quá.” Thay vì vậy thì khen thật tình: “Chị bận thế mà cố gắng bỏ công sức viết bài này thật là quý.” Hoặc là, “Em cần đọc lại vài lần nữa để hiểu hết ý bài viết của chị.”
Khen dối, người bị hại đầu tiên là mình. Nói dối làm mình coi thường chính nhân cách của mình. Sau đó là hại bạn, vì nó cho bạn ăn bánh vẽ.
• Khi lời nói dịu dàng thân thiện của mình bên ngoài và tư tưởng của mình bên trong là một–đó là Thiền.
Và đó là “Giọng nói của hạnh phúc”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nụ cười của chú hề
Sống an vui 07:35 05/11/2024Rõ ràng ai cũng muốn sống với những cảm xúc chân thật, mộc mạc thể hiện những tâm sự của mình cho tâm hồn thoải mái, cho cõi lòng nhẹ nhõm nhưng thực tế cuộc đời thì chưa hẳn đã hoàn toàn chấp nhận các sự thật ấy.
Bình an thực sự chỉ khi có tâm thanh tịnh
Sống an vui 05:55 05/11/2024Trưa một ngày hè, tôi rời phố thị, tìm về chùa làng, nơi tôi đã từng đến những ngày tâm tư rối bời. Không gian yên tĩnh với những tán cây xanh, tiếng chim ríu rít, và mùi hương trầm nhẹ nhàng khiến lòng tôi nhẹ bẫng. Đã lâu rồi, tôi không cảm thấy mình thật sự “được” sống như vậy.
Sự yên bình trong lòng là hạnh phúc
Sống an vui 13:00 04/11/2024Dưới bầu trời rộng lớn, ta cảm nhận được sự tự do và thanh thản. Đôi khi, chỉ cần đứng dưới bóng cây, nhìn những đám mây trôi qua, ta đã cảm thấy nhẹ nhàng và tự do như chim bay trên bầu trời xanh thẳm.
Uống nước ép rau này giúp tránh ung thư, hạ huyết áp
Sống an vui 11:41 04/11/2024Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Xem thêm