Thứ ba, 11/10/2022, 09:09 AM

Truyện Phật giáo: Giọng nói của hạnh phúc

Sau khi thiền sư Bankei qua đời, một người mù sống gần chùa của thiền sư nói với một người bạn: Bởi vì tôi mù, tôi không thể quan sát sắc mặt người ta, nên tôi phải xét tư cách của họ qua giọng nói.

Thường thì khi tôi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành công nào đó, tôi cũng nghe một âm bí mật của ganh tị. Khi chia buồn với người khác về mất mát của họ, tôi cũng nghe thích thú và thỏa mãn, cứ như là người chia buồn thật sự vui vì có cái gì đó để lại cho họ hưởng trong thế giới riêng của họ.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì giọng nói của Bankei luôn luôn thành thật. Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tôi chẳng nghe gì khác ngoài hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu, tôi chẳng nghe gì khác ngoài buồn rầu.

Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc ở chính trong tâm bạn.

Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc ở chính trong tâm bạn.

Lời bàn: 

Bankei yōtaku (eitaku), Bàn Khuê Vĩnh Trác, (1622 – 1693), cũng được gọi là Bàn Khuê Quốc sư (Bankei Kokushi), là một Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế. Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến Thiền học đến lớp quần chúng.

Chúng ta đã có bài vâng lời về Bankei trước đây.

Ganh tị là một trong những thói xấu mạnh nhất của con người. Ganh tị làm chúng ta thiếu thành thật khi khen, khi chia vui, khi chia buồn.

Không phải chỉ có người mù mới nghe được sự thành thật hay giả dối trong giọng nói của người khác. Ai trong chúng ta cũng có khả năng này, chỉ cao thấp khác nhau mà thôi. Người rành ngôn ngữ của thân thể thì còn biết thật giả giỏi hơn. Cho nên người hời hợt hoặc dối trá trong đối thoại rất ít khi giấu được ai.

Vì vậy, quy luật truyền thông có hiệu quả là: Thành thật.

Nếu một người bạn cho xem một bài văn rối ren đọc không hiểu gì, nhưng ít ra cũng là cố gắng lớn của bạn, thì đừng khen “Bài này hay quá.” Thay vì vậy thì khen thật tình: “Chị bận thế mà cố gắng bỏ công sức viết bài này thật là quý.” Hoặc là, “Em cần đọc lại vài lần nữa để hiểu hết ý bài viết của chị.”

Khen dối, người bị hại đầu tiên là mình. Nói dối làm mình coi thường chính nhân cách của mình. Sau đó là hại bạn, vì nó cho bạn ăn bánh vẽ.

Khi lời nói dịu dàng thân thiện của mình bên ngoài và tư tưởng của mình bên trong là một–đó là Thiền.

Và đó là “Giọng nói của hạnh phúc”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm