Muốn sống hạnh phúc là phải biết giữ gìn phước và tạo phước
Phước đức là hữu hạn chứ không vô hạn, hay nói cách khác phước đức cũng nằm trong vô thường. Phước cũng ví như tiền, tiêu xài mãi tất sẽ hết, khi hết lấy đâu mà xài, mà tiếp tục sinh tồn, nên họa sẽ ập tới.
Một người mất đi tính mạng thì xem như Phước sống của người đó đã không còn.
Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp đặc biệt, vì phẩm chất hạnh phúc của cõi ta bà này không xứng tầm với Phước đức đã tạo nên người đó chuyển sanh sang thế giới khác tốt đẹp hơn để hưởng Phước báu cao sang hơn.. Đơn cử đó là trường hợp của Thánh Mẫu Maya, vì bà sinh hạ được một đức Phật tương lại, phước đó quá vĩ đại, nên bà liền bỏ thân người sinh về cõi trời Đao Lợi để thọ Phước chư Thiên không lâu sau đó.
- Thông thường, con người ta muốn sống lâu, sống khỏe mạnh thì phải biết giữ phước và tạo thêm phước mới. Phước đời trước mình tạo, đời này mình hưởng.
Còn đi trong sinh tử thì còn cần phước đức
Nhưng hưởng mà không tạo tiếp là khi tai họa xảy đến không có gì chống đỡ. Mà tại họa trong cõi ta bà này có khi không đến đơn lẽ mà kéo đến dồn dập, nên người xưa mới có câu:'' họa vô đơn chí ''.
Phước đức là hữu hạn chứ không vô hạn, hay nói cách khác phước đức cũng nằm trong vô thường. Phước cũng ví như tiền, tiêu xài mãi tất sẽ hết, khi hết lấy đâu mà xài, mà tiếp tục sinh tồn, nên họa sẽ ập tới.
Ăn uống, ngủ nghỉ, hưởng thụ xa hoa, lãng phí, đi đến đâu cũng muốn ăn ở hạng sang, ăn ngon mới chịu ăn, dở thì chê. Thức ăn y phục, tiền của phung phí một cách vô tội vạ. Chìm đắm trong tình ái, dâm dục, cờ bạc, rượu chè... đó là bạn đem phước của bạn quăng đi một cách cách không thương tiếc, ngày nào cũng sống như thế là đã quăng phước tiêu đi một cách nhanh chóng mà không ngờ đến, không biết đến.
Người trí, dù giầu có đến đâu hay nghèo đến cở nào thì mỗi hành động việc làm đều có ý thức để gìn giữ phước đức. Nên biết mọi hành động của ta điều ảnh hưởng đến thọ mạng chính ta.
Tất cả phải biết tiêu dùng vừa đủ, đời sống hưởng thụ có chừng mực để phước còn mãi. Có phước mới hạnh phúc, an vui từ đó có điều kiện giúp thêm cho nhiều người. Đó là ta đang tự độ ta, và độ luôn cả cho người.
- Có câu:
''Nhất nhật hành thiện, thiện do bất túc
Nhất nhật hành ác, ác tự hữu dư.''
Một ngày làm thiện, thiện ấy còn chưa đủ
Song một ngày làm ác, ác đã dư thừa..
Đừng nghĩ phương hại người khác mới là làm ác.
Sống phung phí, bê tha, ăn xài vô độ, nghĩa là bạn đã thiêu hủy phước của mình, đã sống ác với mình rồi đó!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm