Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ a theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(阿) I. A. Chữ (a, âm ngắn) của mẫu tự Tất đàm (chữ cái của tiếng Phạm). Là một trong mười hai nguyên âm của mẫu tự Tất đàm, một trong bốn mươi hai hoặc năm mươi chữ cái. Âm Hán: a, an, át, am, hạt, á, ác. Là chữ A chuyển hóa lần thứ nhất trong năm lần chuyển hóa, bởi thế cũng gọi là chữ A chuyển lần đầu, hoặc chữ A không chuyển (còn nguyên gốc). Từ xưa, việc học tập, nghiên cứu về nghĩa mẫu tự Tất đàm, đã rất phổ biến tại Ấn Độ. Trong Phật giáo, các kinh, luận, sớ thuộc Hiển giáo, Mật giáo cũng đều vận dụng một cách rộng rãi, nhất là Mật giáo, khi nói đến Chân ngôn đà-la-ni (thần chú) thì đặc biệt coi trọng sự giải thích về tự nghĩa Tất đàm. A là chữ đầu tiên trong năm mươi chữ cái Tất đàm, đó là vì người ta khi mở miệng nói thành tiếng thì trong đó đã có tiếng chữ A rồi, nếu bỏ tiếng A thì không có tất cả lời có thể nói. Vì vậy, Mật giáo cho chữ A là mẹ của hết thảy tiếng nói. Các chữ Tất đàm, khi mới chuyển bút viết, phải chấm một dấu ., chấm này gọi là chấm chữ A, dùng để biểu thị A là mẹ của tất cả các chữ. Theo đó, suy rộng nghĩa chữ A, mà bảo hết thảy giáo pháp trong hoặc ngoài Mật giáo đều do chữ A sinh ra. Đại Nhật kinh sớ còn đi xa hơn, cho chữ A là gốc của hết thảy các pháp. Kinh Đại Nhật quyển 2, quyển 6 cũng lần lượt khen là Vua chân ngôn và Tâm của hết thảy chân ngôn. Nếu nói theo nghĩa gốc, thì chữ A hàm ý phủ định không, chẳng, chẳng phải .v.v... như kinh Đại Phương Đẳng Đại tập quyển 10 phẩm Hải hội Bồ-tát, kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn quyển thượng v.v... bảo chữ A nghĩa là: không thường; kinh Đại Bát Niết Bàn (bản Bắc) quyển 8 nêu ra các nghĩa: không phá hoại, không chuyển động. Kinh Đại Bảo Tích quyển 65 phẩm Khẩn-na-la Thụ kí nêu các nghĩa: không làm, không biên giới, không phân biệt, không tự tính, chẳng thể nghĩ bàn, v.v... Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni quyển 9 thì nêu ra bảy nghĩa: Tâm Bồ đề, pháp môn, không hai, pháp giới, pháp tính, tự tại, pháp thân gọi là bảy nghĩa chữ A. Cũng kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni quyển 2 còn nêu rất nhiều nghĩa nữa, như: không lại, không qua, không đi, không đứng, không bản tính, không gốc rễ, không cùng, không hết, v.v...…Lại khi giải thích chữ A trong bốn mươi hai chữ cái, kinh Đại Phẩm Bát Nhã quyển 5 phẩm Quảng Thừa, giải là hết thảy pháp lúc đầu chẳng sinh. Cách giải thích này rất thường thấy trong các kinh luận Đại thừa, Tiểu Thừa, Hiển giáo, Mật giáo, nhất là Mật giáo lại cho nghĩa này là nghĩa căn bản chủ yếu của giáo tướng, sự tướng. Vì thế chữ A vốn không sinh (Phạm: akàraàdyanutpàdah) đã thành là thuật ngữ quen dùng và thấy rải rác trong các kinh điển của Mật giáo. Đại Nhật kinh sớ quyển 7, dựa vào nghĩa cũng không cũng giả cũng trung nói trong luận Trung Quán và nghĩa một tâm ba trí trong luận Đại Trí Độ, rồi theo ba nghĩa có, không, chẳng sinh mà giải thích lý chữ A vốn không sinh. Kinh Đại Nhật quyển 1 phẩm Cụ Duyên và Đại Nhật kinh sớ quyển 14 thì cho chữ A là tâm Bồ đề thanh tịnh lúc đầu vốn chẳng sinh, rồi bảo nếu biết rõ nghĩa chân chính của chữ A, thì cũng có thể biết rõ tâm mình một cách như thực. Bởi vì ý chỉ sâu xa của bộ kinh Đại Nhật là ở chỗ nghiên cứu đến cùng tận cái tướng của tâm Bồ đề. Cho nên, nếu nói một cách đại cương, thì cũng có thể bảo toàn bộ bộ kinh Đại Nhật chỉ nhằm giải thích rõ nghĩa tướng của chữ A. Ngoài ra, mục đích của pháp môn Tự nội chứng (bộ kinh Đại Nhật) do đức Đại Nhật Như Lai tuyên giảng trong Thai tạng giới là nhằm nêu rõ li chữ A vốn chẳng sinh. Cho nên, có thể nói Lý pháp thân của Đại Nhật Như Lai ở Thai tạng giới lấy chữ A này làm chủng tử. Đây chính là cái ý được nói rõ trong Đại Nhật kinh sớ quyển 7 (Đại 39, 651 Hạ): Bởi thế, đức Tì-lô-giá-na chỉ dùng một chữ A này làm chân ngôn. Nhưng, cũng Đại Nhật kinh sớ quyển 7 lại cho chữ A là chủng tử của tâm Bồ đề, bảo những người trì tụng chữ A đều có tâm bồ đề, và nhờ đó mong đạt đến Bồ đề cao tột. Đứng về phương diện chủng tử của chư tôn trong Mật giáo mà nói, thông thường các tôn vị đều có chủng tử và chân ngôn tượng trưng sự dẫn sinh và nhiếp trì trí Phật. Nhưng một bộ phận trong các tôn vị không có chủng tử riêng của mỗi vị mà lấy chữ A thay vào, đây gọi là chủng tử chân ngôn chung. Trong Mạn-đồ-la của Kim Cương giới và Thai Tạng giới, chữ A là chủng tử của Thai Tạng giới. Trong ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân, chữ A là chủng tử của Pháp thân. Trong ba bộ: Phật bộ, Liên Hoa bộ và Kim Cương bộ, chữ A là chủng tử của Phật bộ. Trong thứ tự năm chuyển: Nhân, Hành, Chứng, Nhập, Phương tiện, chữ A là chủng tử của Nhân. Trong sáu nguyên tố Đất, Nước, Lửa, Gió, Không, Thức, chữ A là chủng tử của nguyên tố Đất. Trong các phép quán của Mật giáo, phép quán lấy hình viết, âm đọc và ý nghĩa của chữ A làm đối tượng quán tưởng, thì gọi là pháp quán chữ A, là phép quán trọng yếu nhất của người tu hành chân ngôn. [X. kinh Đại Nhật Q.3, phẩm Tất Địa Xuất Hiện; kinh Thủ Hộ Q.9 phẩm Đà La Ni Công đức; kinh Du Già Kim Cương Đính phẩm Thích Tự Mẫu; luận Đại Trí Độ Q.48, Q.89; Đại Nhật kinh sớ Q.10, Q.12]. (xt. A Tự Ngũ Chuyển, A Tự Bản Bất Sinh, A Tự Quán). II. A. Chữ (à, âm dài) của mẫu tự Tất đàm, một trong mười hai nguyên âm, một trong năm mươi chữ cái tiếng Phạm. Cũng đọc là á. Đây là chữ À chuyển hóa lần thứ hai trong năm lần chuyển hóa, tức là chữ À không có chấm thêm một chấm (gọi là chấm tu hành). Đem năm lần chuyển hóa phối với năm vị Phật, thì chữ À biểu thị Tam-ma-địa của đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam, tượng trưng đức tu hành. Cho nên, trong năm lần chuyển hóa, chữ À này thuộc về ngôi tu hành, đây là thuyết Đông Nhân Phát Tâm. Nếu đem phối với bốn phương, thì chữ À biểu thị cửa tu hành ở phương Nam, là nghĩa hết thảy pháp vắng lặng (Phạm: àraịya), bởi thế, nhà Tất đàm phần nhiều gọi chữ À là chữ À vắng lặng. Ngoài ra, chữ À này còn có các nghĩa như: xa lìa ta, lợi mình lợi người, Không tam muội, Thánh giả, ít muốn, biết đủ, trong sạch, răn dạy v.v... [X. kinh Kim Cương Đính phẩm Thích Tự Mẫu; Đại Nhật kinh sớ Q.10, Q.14].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ấn khế 印契 á á a a á a á (hoạ) á a a a!
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)