Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ hà khẩu huệ hải theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(河口慧海) (1866-1945) Học giả Phật giáo kiêm thám hiểm gia, người Nhật bản, ở phủ Đại phản. Sư xuất gia năm 1890. Năm 1894, sư thờ ngài Vân chiếu làm thầy, rồi theo ngài Hưng nhiên học Phật giáo Nam truyền. Lúc đó, sư cảm thấy rằng muốn nghiên cứu Phật giáo thì phải bắt đầu từ nguyên điển, sư bèn lập chí đến Tây tạng. Tháng 6 năm 1897, sư đi từ Thần hộ đến Đại cát lãnh (Darjeeling) giáp giới Tây tạng để nghiên cứu và học tập tiếng Tây tạng. Tháng 1 năm 1899, sư từ Nepal đi vào Tây tạng, là người Nhật bản đầu tiên đến đất Tây tạng, lấy tên Tây tạng làZesrab rgya-mtsho (Tuệ hải), xin vào học viện chùa Sắc lạp (Tạng:Serra) là trung tâm học thuật của Tây tạng để tham cứu Lạt ma giáo. Về sau, có người phát giác ra quốc tịch, sư bị trục xuất, bèn qua Ấn độ để trở về Nhật bản. Sau khi về nước, sư xuất bản cuốn Tây tạng lữ hành kí , khiến người ta chú ý đến Tây tạng. Năm sau, sư ấn hành cuốn Hà khẩu Tuệ hải sư tương lai Tây tạng phẩm mục lục . Tháng 9 năm 1904, trên đường đến Tây tạng lần thứ 2, sư sưu tầm được một số lượng lớn kinh điển Phật chép tay bằng tiếng Phạm ở Nepal. Năm 1913, sư vào Tây tạng, mang theo bộ Đại tạng Hán dịch (bản Hoàng bá) để đổi lấy bộ Đại tạng kinh (Tạng dịch) của Tây tạng, đồng thời, nhận bộ Đại tạng kinh (Tạng dịch) chép tay của Đạt lại lạt ma gửi tặng trường Đại học Đế quốc ở Đông kinh. Ngoài ra, sư còn sưu tập thêm các bản Đại tạng kinh khác, tượng Phật, tranh Phật, pháp khí và các bản mẫu về địa chất, thực vật, v.v... Tháng 8 năm 1915 sư về nước, mang theo nhiều tư liệu quí báu bằng tiếng Tây tạng gồm các bộ Đại tạng kinh như: Nại đường bản, Cách đức bản, Trác ni bản, Sao tả bản, v.v... và rất nhiều kinh điển khác ngoài Đại tạng. Về sau, ngoài việc giảng dạy tại Đại học Tôn giáo ở Đông kinh, sư còn phiên dịch các kinh điển Phật từ tiếng Tây tạng và tiếng Phạm sang tiếng Nhật, đồng thời, chỉ đạo việc tổ chức hội Tuyên dương Phật giáo . Tháng 1 năm 1926, sư được 60 tuổi, xả giới hoàn tục, đề xướng Phật giáo tại gia. Năm 1935, ông lại đi từ Bắc kinh đến Nội mông cổ để nghiên cứu. Những năm cuối đời, ông còn biên soạn bộ Tạng Hòa Đại Từ Điển của Văn khố Đông dương. Năm 1945, ông qua đời, hưởng thọ 80 tuổi.Những tác phẩm của ông gồm có: Tây tạng văn điển, Chính chân Phật giáo, Đông dương văn khố Tạng Hòa đại từ điển. Các dịch phẩm: Nại đường bản Tây tạng đại tạng kinh cam châu nhĩ mục lục, Hán Tạng đối chiếu quốc dịch Duy ma kinh, Hán Tạng đối chiếu quốc dịch Pháp hoa kinh, Hán Tạng đối chiếu quốc dịch Thắng man kinh, Nhập bồ đề hành luận, Pháp cú kinh. [X. Hà khẩu Tuệ hải truyện (Hà khẩu chính)].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Ha hạ hạ hạ hạ hạ an cư hạ an cư hạ an cư Hà Bá
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.