Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ na lan đà theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

Các cơ sở tu viện lừng danh tại Na Lan Đà trong thành Vương Xá có tầm quan trọng rất lớn trong lịch sử Phật giáo thời gian sau nầy. Lịch sử của các kiến trúc tại đây có thể bắt đầu từ đời vua A Dục (Asoka). Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Na Lan Đà là ngôi chùa nổi tiếng, nơi mà ngài Huyền Trang từng tòng học, trường khoảng 7 dặm về phía bắc thành Vương Xá của xứ Ma Kiệt Đà,miền bắc Ấn Độ, được vua Thước Ca La A Dật Đa (Sakraditya) xây dựng sau khi Phật nhập diệt. Bây giờ là Baragong. Na Lan Đà được xem như là một trung tâm nghiên cứu Phật giáo, đặc biệt là về triết lý Trung Quán. Na Lan Đà cực thịnh vào khoảng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12. Sau đó Na Lan Đà được các vua cuối triều Gupta mở mang rộng lớn. Kỳ thật Na Lan Đà là một trường Đại Học Phật Giáo, nơi những cao Tăng tòng học tu để mở mang kiến thức về Phật giáo. Các di tích của tu viện Na Lan Đà trải ra trên một vùng rộng lớn. Các công trình xây dựng được thấy hôm nay chỉ là một phần của cơ ngơi đồ sộ và là dấu tích của các tu viện, đền, tháp. Các công trình kiến trúc chạy theo hướng bắc nam, các tu viện nằm bên sườn đông, còn các đền tháp nằm bên sườn tây. Qua phế tích, chúng ta thấy những tu viện được xây nhiều tầng và ngay trong những đổ nát ngày nay, chúng vẫn còn gợi lên cho chúng ta sự hoài niệm về một quá khứ đường bệ và vinh quang. Trong viện bảo tàng hiện còn trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc cùng các cổ vật khác tìm được trong các cuộc khai quật. Ngoài ra, còn nhiều di sản khác như các lá đồng, các bia ký bằng đá, chữ khắc trên gạch và các con dấu bằng đất nung. Trong số các con dấu, chúng ta có con dấu thuộc cộng đồng tu sĩ khả kính của Đại Tu Viện. Những chứng liệu cho thấy Phật giáo hành trì tại Na Lan Đà cùng các tu viện đương thời tại Bengal và Bihar không phải là Phật giáo Tiểu Thừa đơn thuần, cũng không phải Đại Thừa thời khởi thủy, mà nó thâm nhiễm các tư tưởng Bà La Môn và Mật tông. Huyền Trang, một cao Tăng Trung Quốc, đã du hành sang Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy, đã kể lại về sự đồ sộ và phồn thịnh của Na Lan Đà. Theo ông thì tu viện nầy đã có lần có đến 10.000 vị sư Đại Thừa đến tu tập tại đây. Ông đã nói rất rõ về các giới điều và sự hành trì của chư Tăng tại đây. Ông còn nhắc đến vua Harsa và các vị tiền nhiệm như những nhà bảo trợ đắc lực cho tu viện nầy. Nghĩa Tịnh, một nhà hành hương khác của Trung Hoa, cũng đã để lại cho chúng ta một bản mô tả cuộc sống của các tu sĩ tại Nalanda, tu viện nầy được duy trì bằng số tiền thu được từ 200 ngôi làng được các đời vua ban cấp cho tu viện. Vào thời ấy, Na Lan Đà nổi tiếng trong thế giới Phật giáo vì có những giáo sư tài giỏi, uyên bác và những tên tuổi như Giới Hiền (Silabhadra), Tịch Hộ (Santaraksita), A Để Sa (Atisa), hay Dipankara, những ngôi sao sáng đã gợi lên hình ảnh cao trọng của tu viện trong suốt thời kỳ phồn thịnh của nó—The famous monastic establishments at Nalanda, near Rajgir, were of extreme importance in the history of latter day Buddhism. The history of the monastic establishments can be traced back to the days of Asoka. According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Nalanda is a famous monastery which was located 7 miles north of Rajarha in Maghada, northern India, built by the King Sakraditya after the Buddha's nirvana. Now Baragong. As a center of Buddhist study, particularly of Madhyamika philosophy. It prospered from the fifth through the twelfth centuries. Thereafter, the monastery was enlarged by the kings of the late Gupta period. The Nalanda Monastery was in reality a Buddhist university, where many learned monks came to further their study of Buddhism. The ruins of Nalanda extend over a large area. The structures exposed to view represent only a part of the extensive establishment and consist of monastic sites, stupa sites, and temple sites. Lengthwise they extend from north to south, the monasteries on the eastern flank, and stupas and temples on the west. Through the ruins, we can see the evidence that these monasteries were storeyed structures; and even in their ruins, they still convey a memory of their imposing and glorious past. In the museum are deposited numerous sculptures and other antiquities recovered during the excavations. Besides, there are a lot of epigraphic materials, including copper-plate and stone inscriptions, and inscriptions on bricks, and terracotta seals. Among the seals, we have the official seal belonging to the community of venerable monks of the great monastery. Through these materials, we can see that the Buddhism that was practised at Nalanda and other contemporary institutions in Bengal and Bihar was neither the simple Hinayana, nor Mahayana of the early days. It was strongly influenced by the Brahmanism and Tantrism. Hsuan-Tsang, a famous Chinese monk, who traveled to India in the seventh century, wrote of the imposing structure and prosperity of this monastery. According to Hsuan-Tsang, at one time, there were more than 10,000 Mahayana Buddhist monks stayed there to study. He stated very clearly about their rules and practices. He also mentioned Harsa and several of his predecessors as beneficent patrons of this institution. I-Ching, another Chinese traveller, had also left us a picture of the life led by Nalanda monks. According to I-Ching, Nalanda was maintained by 200 villages which donated by different kings. Nalanda was known throughout the Buddhist world of that time for its learned and versatile teachers, and the names of Acarya Silabhadra, Santaraksita, and Atisa or Dipankara, were shining stars among a galaxy of many others, conjure up a vision of the supreme eminence of the Nalanda Mahavihara throughout its prosperous history.

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

na na na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.