Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Năm đức tính tốt đẹp nơi người Phật tử

Thỉnh thoảng, tôi có đến lui thăm viếng và cúng kiến ở một đạo tràng tịnh xá nọ. Trong một dịp tình cờ, khi tôi đang ngồi uống trà đàm đạo cùng quí sư.  

Ở đó, có một người Phật tử độ tuổi khoảng 50 đến chắp tay xá chào, lễ nghi trang nghiêm, cho thấy đây là một người Phật tử thuần thành ở tịnh xá. 

Niềm an lạc thầm kín ở bên trong như lộ rõ bên ngoài. Xá chào xong, người Phật tử đó mới trình thưa, cử chỉ khiêm tốn thật dễ thương.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

“Kính bạch quí sư, đã từ lâu con đến lui tu học dưới mái đạo tràng tịnh xá, được sự chỉ dạy và dìu dắt tận tình của quí sư, con đã tu tập, từng bước trải nghiệm và thọ nhận được những lợi ích thiết thực từ lời Phật dạy, và tìm được niềm an vui trong cuộc sống cũng như sinh hoạt dưới mái đạo tràng. Hôm nay, con mạo muội đến đây bộc bạch những cảm nghĩ của con. Nếu quí sư hoan hỷ thì con mới dám nói”. Sau khi được sự đồng ý của quí sư, người Phật tử đó mới trình thưa suy nghĩ của mình về năm đức tánh tốt đẹp mà người Phật tử nên luôn vun trồng ở trong tâm.

Người Phật tử ấy bắt đầu thưa:

Thứ nhất, người Phật tử cần phải có niềm tin chân chánh. Vì chỉ có niềm tin chân chánh người Phật tử đó mới tu tập tinh tấn và an trú ở trong chánh pháp, thấy rõ tốt, xấu, trắng, đen, phải, trái, chánh, tà. Nhờ đó, người Phật tử nhận thức một cách đúng đắn những vấn đề nên tin và không nên tin, những việc nên làm và không nên làm. Muốn làm được như vậy, người Phật tử đó phải thấu hiểu rõ giáo lý nhân quả, tập sống biết đủ, rèn tâm không tham cầu, không tin tưởng vào điều gì đó mà không rõ và đặc biệt có sự suy tư một cách thấu đáo. Việc gì nếu chưa thông suốt cần phải nên hỏi những vị thầy tâm linh hoặc các bậc thiện tri thức.

Thứ hai, người Phật tử cần phải có lòng từ cao thượng, biết chia sẻ hiểu biết, niềm vui và nỗi buồn với người khác. Là người Phật tử, phải biết thương yêu quan tâm, giúp đỡ người kém may mắn. Tình thương đó vô tư không giới hạn, nó bao trùm cả loài vật, cây cỏ, hoa lá và thiên nhiên. Nó thể hiện ra ở các hạnh lành mà người Phật tử thường thực hành như bố thí, phóng sanh, ý thức bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, lòng bao dung, che chở, và phổ biến nhất là chọn cách ăn chay.

Thứ ba, người Phật tử phải có tâm khiêm cung, nghĩa là khiêm tốn, cung kính và nhường nhịn người khác. Cử chỉ, hành động, lời nói của người Phật tử cần phải khiêm tốn, nhẹ nhàng. Là người học Phật, không nên để tánh tự cao và tự phụ có mặt trong tâm hồn của mình. Ngoài ra, người Phật tử còn phải khiêm nhường, không hơn thua tranh cãi. Người Phật tử cần tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu tâm tánh người khác, biết nhịn và dừng lại đúng lúc lời nói và hành động, suy nghĩ không tốt của mình.

Thứ tư, người Phật tử phải có sự nhu hòa, nghĩa là phải biết giữ tâm mềm mại, nhu nhuyến, hoà thuận với tất cả mọi người. Khéo léo, uyển chuyển để khắc phục tâm vượt qua những lời nói và hành động không tốt của người khác, luôn tạo không khí an vui và đoàn kết với mọi người, thể hiện một cách tích cực, vì lợi ích an vui chung là những gì người Phật tử nên làm.

Thứ năm, người Phật tử phải có lòng vị tha, nghĩa là phải biết tha thứ các lỗi lầm của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, ích kỷ, không oán thù và dung chứa trong tâm những tư tưởng xấu về người khác. Tha thứ là một trong những hạnh đẹp của người Phật tử. Nhờ thực hành hạnh này, ta sẽ cảm nhận được niềm an lạc ở nơi tâm hồn mình.

Người Phật tử đó nói một mạch say sưa như là một diễn giả đã chuẩn bị bài diễn văn một cách rất là thấu đáo, kỹ lưỡng. Qua cách người ấy diễn đạt, tôi tin rằng anh ta đã ôm ấp trong lòng và đang thực hành những điều này trong cuộc sống của mình. Sau khi nghe xong quí sư mỉm cười, khen ngợi. Tôi lắng nghe tất cả và thầm nghĩ về lời cảm nhận giáo pháp một cách tuyệt vời của người Phật tử nọ.

Tại sao điều hay như vầy không chia sẻ với mọi người Phật tử nhỉ? Nghĩ vậy, tôi ghi lại lời người Phật tử ấy nói ở đây.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương

Phật pháp và cuộc sống 17:00 17/05/2024

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương, là trạng thái tâm trí thấm đẫm lòng từ bi và sự đồng cảm sâu sắc đối với tất cả chúng sinh. Nó không chỉ là một khái niệm triết học cao siêu, mà còn là một biểu hiện của tình thương bao la và vô điều kiện.

BTS Phật giáo tỉnh Tiền Giang trao 300 học bổng hướng đến Kính mừng Phật Đản PL.2568

Phật pháp và cuộc sống 11:30 17/05/2024

Thực hiện chuổi hoạt động trong chương trình từ thiện hướng đến chào mừng Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2568; Sáng ngày 17/4/2024 (nhằm ngày 10 tháng Tư năm Giáp Thìn), Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức trao 300 học bổng hỗ trợ các em học sinh hiếu học trong địa bàn tỉnh.

Tình thương của đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Phật pháp và cuộc sống 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Xem thêm