Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Từ điển phật học online
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ na lạn đà tự theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(那爛陀寺) Na lan đà, Phạm: Nàlandà. Cũng gọi A lan đà tự. Gọi đủ: Na lan đà tăng già lam (Phạm: Nàlandà-saôghàràma). Hán dịch: Thí vô yếm tự. Ngôi chùa danh tiếng ở phía bắc thành Vương xá, thủ đô nước Ma yết đà, Trung Ấn độ đời xưa, tức ở vùng Ba đạt gia âu (Baragaon), cách Lạp tra cơ nhĩ (Rajgir) về phía bắc khoảng 11 cây số hiện nay. Vào đầu thế kỉ thứ V, vua Đế nhật (Phạm: Zakràditya) thuộc vương triều Cấp đa (Phạm: Gupta) xây cất chùa này cho tỉ khưu Hạt la xã bàn xã (Phạm: Ràjavaôza) trụ trì, trải qua các đời, nhiều lần được mở rộng thêm, trở thành ngôi tự viện và trường học của Phật giáo có qui mô to lớn ở Ấn độ thời xưa. Theo Đại đường tây vực kí quyển 9, thì khu vực này vốn là vườn Am ma la, đức Phật đã từng ở đây thuyết pháp trong 3 tháng. Sau, vua Đế nhật đã xây dựng già lam ở đây. Về lí do tại sao chùa được đặt tên là Na lan đà thì có 2 thuyết: Thuyết thứ nhất cho rằng trong rừng Am ma la ở phía nam già lam có 1 cái ao, trong ao có con rồng tên là Na lan đà, vì thế lấy tên rồng làm tên chùa. Thuyết thứ 2 cho rằng thủa xưa khi đức Như lai còn tu hạnh Bồ tát, làm 1 vị đại quốc vương, đặt thủ đô ở nơi này, vua thích bố thí, đức hiệu là Thí vô yếm (bố thí không biết chán) nên lấy đức hiệu của vua để đặt tên chùa. Cứ theo Đại từ ân tự Tam tạng pháp sư truyện quyển 3, thì Na lan đà là ngôi chùa lớn bậc nhất ở Ấn độ vào thế kỉ VII, toàn chùa có 8 viện, thường có tới 10.000 tăng chúng học tập đủ các ngành, như Đại thừa, 18 bộ Tiểu thừa, Phệ đà, Nhân minh, Thanh minh, Y phương, Thuật số v.v... Ban đầu, chùa này là trung tâm của học phái Duy thức, về sau dần dần trở thành 1 trung tâm lớn của Mật giáo. Các bậc Luận sư nổi tiếng của Đại thừa Hữu tông như các ngài Hộ pháp, Đức tuệ, Hộ nguyệt, Kiên tuệ, Quang hữu, Thắng hữu, Trí nguyệt, Giới hiền, Trí quang v.v... đều đã lần lượt giảng dạy hoặc đảm nhận chức vụ Trụ trì chùa này. Ngoài ra, cũng có nhiều du học tăng từ Trung quốc và các nước vùng Đông nam á đến đây tu học, như các vị Huyền trang, Nghĩa tịnh, Kinh châu, Đạo lâm, Thái châu Huyền chiếu, Tinh châu Đạo sinh, Lạc dương Trí hoằng của Trung quốc và các vị Tuệ nghiệp, A li da bạt ma của Tân la. Còn các vị cao tăng từ Ấn độ đến Trung quốc vào thời ấy, như Ba la phả ca la mật đa la, Địa bà ha la, Thiện vô úy, Kim cương trí, Bát lạt nhã v.v... cũng từng tu học ở Na lan đà. Đầu thế kỉ VIII, vương triều Cấp đa sụp đổ, Ấn độ giáo hưng thịnh, Na lan đà cũng rơi vào tình trạng suy vi, đến cuối thế kỉ XII thì bị quân đội Y tư lan (Hồi giáo) phá hủy. Nhưng cứ theo truyền thuyết thì vào những năm đầu niên hiệu Thái định (1324-1327) đời Nguyên, còn có tỉ khưu Đề nạp bạc đà (tức Chỉ không) y vào ngài Luật hiền (Phạm: Vinaya-bhadra) ở chùa Na lan đà xuất gia, rồi đến Trung quốc, căn cứ vào đó, ta có thể biết vào thế kỉ XIV chùa Na lan đà vẫn còn. Năm 1915, bộ môn khảo cổ của Ấn độ bắt đầu công việc khai quật chùa này rất có hệ thống, từ trong các di tích, người ta đã đào được rất nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá và kim loại (đồng thau), hiện được cất giữ ở Viện bảo tàng Na lan đà tại Ấn độ. [X. truyện ngài Tịch mặc đời Đường trong Tống cao tăng truyện Q.1,2,3; truyện ngài Tuệ luân trong Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện Q.thượng; Đại từ ân tự Tam tạng pháp sư truyện Q.4,5; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Phật tổ thống kỉ Q.43; Khai nguyên thích giáo lục Q.8, 9; Ancient Geography of India by A. Cunningham; The Geographical Dictionary of Ancient and Mediaeval of India by N.L.Dey].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

na na na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da
Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.