Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc
Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.
Tinh tấn thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên
Lười biếng thì mọi thứ sẽ dần tệ hại
Cuộc sống vốn là sự nỗ lực cố gắng liên tục
Người tu học càng phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn
Không có sự thành công nào trên đời xuất phát từ sự lười biếng giải đãi.
Không có sự thành công nào trên đời mà không xuất phát từ sự tinh tấn nỗ lực cần cù siêng năng cố gắng.
Nỗ lực tinh tấn tu hành hưởng được phúc lành an vui
Tinh tấn siêng năng sẽ được an lạc hạnh phúc
Lười biếng giải đãi sẽ gặt khổ đau buồn phiền
Tinh tấn siêng năng sẽ được mọi người thương quý tôn trọng.
Lười nhác giải đãi sẽ bị mọi người xem thường ghét bỏ.
Tinh tấn siêng năng công phu tu tập, công quả chấp tác sẽ tăng phúc đức trí tuệ định lực.
Lười nhác giải đãi trong công phu chấp tác sẽ tổn giảm phúc trí, dần dần tệ hại đoạ lạc....
Tinh tấn siêng năng thì cuộc sống sẽ đi lên
Lười biếng giải đãi thì cuộc sống sẽ đi xuống
Tinh tấn siêng năng thì con người sẽ thăng hoa
Lười biếng giải đãi thì con người sẽ đoạ lạc
Tinh tấn siêng năng thì mọi thứ sẽ tốt hơn lên
Lười biếng giải đãi thì mọi thứ sẽ dần tệ hại
Người tinh tấn siêng năng thì sắc diện tràn đầy năng lượng tích cực.
Người lười nhác giải đãi thì sắc diện ỉu xìu như bánh bao chiều.
Người thế gian nếu lười nhác giải đãi có lẽ sẽ không làm nên tích sự gì cho bản thân, gia đình và xã hội.
Người xuất gia tu hành nếu lười nhác giải đãi, không thông tâm đạt lý, hạnh giải tương ưng sẽ phải mang lông đội sừng trả nợ tín thí...
Đức Phật chú trọng dạy pháp tinh tấn trong nhiều kinh luận
Trong Bát thánh đạo, Chánh tinh tấn là yếu tố quan trọng
Chánh tinh tấn (samyag-vyāyāma / sammā-vāyāma) là việc ngăn ngừa sự sinh khởi các bất thiện pháp, và là việc phát triển các thiện pháp. Nó bao gồm indriya-samvara, "canh gác các giác quan", kiểm soát các lục căn. Chánh tinh tấn được trình bày trong kinh điển tiếng Pali, như trong bài kinh Phân biệt về sự thật (Sacca-vibhanga Sutta).
Trong Tứ chánh cần, chủ yếu dạy phép tinh tấn
Trong Ngũ căn, ngũ lục, tinh tấn là chỉ phần trọng yếu
Trong Lục độ ( sáu pháp Bồ tát tu thành Phật), tinh tấn liên tục càng quan trọng.
Trong Thất giác chi (Bảy phần bồ đề), không thể thiếu pháp tinh tấn...
Phẩm Tinh Tấn trong kinh Tăng Chỉ, đức Phật dạy:
- Ta không thấy một pháp nào khác, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, như tinh tấn tinh cần. Với người tinh cần tinh tấn, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
- Ta không thấy một pháp nào khác, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, như là dục lớn. Với người có dục lớn, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
- Ta không thấy một pháp nào khác, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, như ít dục. Với người có ít dục, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận.
- Ta không thấy một pháp nào khác, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, như làm bạn với ác. Với người làm bạn với ác, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.
Làm bạn với các pháp ác, nỗ lực cần cù cố gắng theo hướng tham lam, nhiều mong cầu thỏa mãn những ham muốn thấp kém, hướng hạ thì càng nguy hiểm. Điều này rất đáng suy ngẫm, vì không ít người vướng phải.
Như trong Tứ chánh cần ( Bốn pháp chân chánh cần thiết):
- Tinh tấn siêng năng dứt trừ, bỏ hẳn các việc ác đã làm, đã nói, đã suy nghĩ
- Tinh tấn siêng năng ngăn trừ, ngăn chặn các pháp ác sẽ phát sinh (có thể chúng ta sẽ phạm phải).
- Tinh tấn siêng năng phát triển làm tốt hơn nữa những việc tốt mình đã làm, đã nói, đã suy nghĩ.
- Tinh tấn siêng năng làm những việc tốt, việc thiện mà trước đây mình chưa thể làm được.
Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.
Không tinh tấn
Sẽ đoạ lạc
Nỗ lực, cố gắng
Vun bồi định tuệ
Luôn hướng thượng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Xem thêm