Chuyên niệm hồng danh Phật A Di Đà mà không đọc kinh thì có sao không?
Tôi đang tu tập theo pháp môn niệm Phật. Vì chỗ làm cách xa nhà nên mỗi sáng trước khi đi làm tôi thắp nhang lên bàn thờ Phật, rồi trong lúc lái xe tôi niệm danh hiệu Phật. Trước khi ngủ tôi niệm Phật trước bàn thờ thêm 30 phút nữa. Không biết tôi tu niệm như vậy đã đúng với Chánh pháp chưa?
Trong lúc niệm Phật có khi tôi cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, chỉ niệm như con vẹt vậy hoặc lâu lâu trong tâm lại có một số ý nghĩ xen tạp. Nếu tôi chỉ niệm Phật mà không đọc kinh thì có sao không? Hiện giờ vợ chồng tôi tu niệm Phật, còn ba mẹ tôi tu theo mẫu Diêu Trì và có một số bất đồng quan điểm trong tu học, nhưng sao tôi rất ít thấy kinh sách hay báo chí Phật giáo nói về vị Mẫu này?
Làm thế nào có thể niệm Phật trong môi trường ồn ào?
Đáp:
Hành giả tu tập theo pháp môn Tịnh độ với chánh hạnh là niệm hồng danh Phật nên cần phải thường xuyên trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Tuy nhiên, vì mỗi người có một hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau nên tùy duyên mà vận dụng tu niệm sao cho phù hợp.
Tốt nhất là thiết lập một hoặc hai thời niệm Phật cố định trong ngày. Ngoài ra, những lúc nào có thể trì niệm được thì nên tận dụng thời gian quý báu ấy để trì niệm. Trong lúc lái xe, vẫn có thể vừa lái xe vừa niệm Phật hay nghe niệm Phật.
Trong quá trình tu niệm hồng danh Phật, hành giả luôn có những trải nghiệm với các trạng thái khác nhau. Tâm mình trống rỗng hay dấy khởi vọng tưởng, tạp niệm trong lúc niệm Phật đều là chuyện bình thường. Không nên quá chú tâm về nó mà chỉ rõ biết trạng thái tâm ấy, rồi đưa tâm trở về an trú, giữ vững chánh niệm vào danh hiệu Phật.
Vì hoàn cảnh riêng nên bạn có thể chỉ tu tập niệm danh hiệu Phật mà không tụng kinh. Tuy nhiên, những lúc thu xếp được thời gian, bạn cần trì tụng các bộ kinh căn bản của tông Tịnh độ như kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ…. Và nhất là mỗi tháng vào những ngày 14 (15) và 30 (mùng Một) âm lịch, bạn nên đến chùa tham dự các khóa lễ sám hối, cầu an và kết duyên cùng đại chúng để làm các Phật sự trong khả năng có thể sẽ trợ duyên cho việc tu tập tốt hơn.
Về mẫu Diêu Trì không phải là danh hiệu của chư Phật hay Bồ tát nào của Phật giáo nên các sách báo Phật giáo không nói đến.
Theo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Xem thêm