Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Từ hình thức mai táng truyền thống đến hỏa táng hiện đại theo cách nhìn Phật giáo

Công bằng mà nói, khoảng hơn chục năm nay, hình thức lựa chọn hỏa táng mới được thực thi đáng kể ở nước ta; còn trước đó, mai táng đều là áp dụng theo cách (địa táng) truyền thống.

Giải mã hiện tượng trùng tang khiến nhiều người sợ hãi

Với xu thế hội nhập văn minh thế giới, hình thức Hỏa táng được coi như là nét đẹp văn hóa tiến bộ, bởi nó đem lại nhiều lợi ích (điều này xin nói tới ở phần sau). Nhưng để bắt nhịp với xu thế chung, vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm đó là:

Tập quán mai táng của Việt Nam gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh và tôn giáo của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ và Dân tộc.

Hình như từ trước đến nay chúng ta thấy việc mai táng người thân ở nước ta đều lựa chon với hình thưc Địa táng là phổ biến.

Hiện nay, tập tục mai táng và thói quen của người Việt đã và đang dần dần thay đổi. Số đông gia đình lần lần chuyển từ hình thức mai táng truyền thống (địa táng) sang hình thức hỏa táng ngày càng tăng. Đây là nét đẹp văn minh làm lành mạnh môi trường sống nó không chỉ phù hợp với xu thế thời đại mà còn tác động tích cực đến việc tiết kiệm quỹ đất, trong sạch môi trường, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội bởi (vô minh đem lại).

Từ thực tế thay đổi cách mai táng truyền thống sang hình thức hỏa táng, xét về mặt kinh tế-xã hội cho thấy đem lại nhiều lợi ích. Nhưng xét về mặt tâm lý (tâm thức) thì đây là cả một vấn đề phúc tạp, nếu không giải quyết thấu đáo: trên cơ sở nâng cao nhận thức (giác ngộ) với cái nhìn duy thức tiến bộ, thì cách mai táng truyền thông (địa táng) vẫn là vấn đề thách đố đối với hình thức hỏa táng (nếu thiếu sự hành sử nhân văn về mặt tâm linh). Bởi với góc nhìn Phật giáo, “Thức” đóng vai trò không nhỏ khi nghiệp dẫn tái sinh đời sống kế tiếp.

Tam giới Duy tâm vạn pháp duy thức

Vậy người có tu coi việc xả bỏ thân này là quy luật vô thường (thường tình) nên tinh thần sau khi chết thường không bị dính mắc chấp vào xác thân.

Vậy người có tu coi việc xả bỏ thân này là quy luật vô thường (thường tình) nên tinh thần sau khi chết thường không bị dính mắc chấp vào xác thân.

Thân xác hoại diệt, quan niệm về hỏa táng trong Phật giáo

Ai cũng biết, áp dụng hình thức Hỏa táng là lợi ích, song một câu hỏi đặt ra, nếu hình thức hỏa táng mang lại nhiều tiện ích thì đến nay số người thực hiện theo hình thức này ở nước ta ra sao. Và trong xu thế hội nhập văn minh thế giới thì việc hỏa táng về mặt xã hội được người dân và các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và hướng dẫn việc thực thi chính sách như thế nào? Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau. Còn bây giờ dưới góc nhìn Phật giáo xin đưa ra một vài suy nghĩ và nhận xét xung quanh vấn đề mai táng truyền thống (địa táng) và hỏa táng theo hình thức hiện đại để chúng ta cùng tư duy và hướng dẫn dư luận trong vấn đề ‘tâm linh’ nhạy cảm này.

Trở lại câu kinh bất hủ dùng làm đề dẫn trong phần này, người viết muốn nhấn mạnh tới phần “thức linh” của con người trước và sau khi chết - đây là vấn đề quan trọng, bởi linh hồn theo cách gọi của tín ngưỡng (dân gian) còn Phật giáo gọi là thức linh theo nghiệp vãng sinh và đời sống kiếp sau (xấu hay tốt) đều do tâm thức làm chủ đạo. Vậy Phật giáo mới có câu kinh bất hủ để khẳng định “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” là một chân lý.

Để nhận thức và làm sáng tỏ thêm vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau thống nhất một điều: theo Phật giáo con người ta gồm có hai phần, đó là thể xác và tinh thần: khi chết thân xác thuộc về tứ đại (1) vật chất sẽ phân hủy tan rã trở về với cát bụi. Còn tinh thần (thức linh) thì hằng còn theo nghiệp vãng sinh đời sống thân sau. Theo nhà Phật khi người chết - xả bỏ xác thân, thức linh này trở thành Trung ấm thân (mang điện từ âm dương) tách khỏi xác thân đi đầu thai kiếp sau, bởi quy luật luân hồi.

Như vậy, thân (tứ đại) bỏ lại, tinh thần ‘thức linh’ theo nghiệp đi tái lập đời sống kế tiếp theo chu trình (6 nẻo luân hồi) trong tam giới; ở đây không đề cập tới trường hợp người về Phật giới. Nếu thuận duyên (nghiệp lành) thì không bị đọa lạc tam đồ khổ (2); ngược lại thì đọa lạc 3 cảnh giới (xấu ác) ngã quỷ, súc sinh, địa ngục.

Từ góc nhìn đạo Phật, đến đây ta tạm hiểu nôm na thân xác và tinh thần (tách rời) nhau. Khi con người chết, thì đường ai người đó đi. Thân hoại mạng chung - thân thì trở về cát bụi, còn tinh thần (thức linh) đi tái sinh hằng còn nên mới có Tôn giáo, mới có tâm linh. Trong hệ thống tâm linh này, phần (tinh thần) hằng còn sau khi chết được hiểu và gọi theo nhiều cách riêng của mỗi tôn giáo: với tín ngưỡng dân gian thần quyền thì gọi là linh hồn, vong linh, cô hồn, ma…có tính tồn tại không thay đổi. Còn với giáo lý đạo Phật, khi xả bỏ xác thân này, phần tinh thần được gọi là thức linh, giác linh chỉ cho Trung ấm thân (mang điện từ âm dương); thức linh này có sự thay đổi theo duyên, chứ không cố định là linh hồn, hay bóng ma mãi mãi như tín ngưỡng (dân gian) hiểu và quen gọi.

Vậy người có tu coi việc xả bỏ thân này là quy luật vô thường (thường tình) nên tinh thần sau khi chết thường không bị dính mắc chấp vào xác thân. Nhờ vậy mà họ ý thức về sự chết, nên thường chết trong tỉnh thức, và họ lựa chọn được con đường tái sinh thân sau ở những cảnh giới tốt đẹp mà họ theo đuổi trong quá trình (tu).

Còn với người không có tu, trước sự chết họ thường bàng hoàng sợ hãi và lo lắng, bởi họ sợ (mất thân này) nên linh hồn bám chấp, dính mắc vào thân mà linh hồn bị can nhiễm không thể thăng hoa cảnh giới an lạc thuộc các cõi trên. Do đó, sau khi chết họ thường tái sinh ở các cảnh giới thấp như: với nghiệp vô ký (không thiện không ác) thì đầu thai ở lại dòng tộc để trả nhân quả với nhau, và nơi ở tức linh hồn của họ thường là trú ngụ theo hài cốt nơi mồ mả; còn thấp hơn thì bị đọa lạc tam đồ. Thế nên khi người còn sống họ rất coi trọng việc xây dựng mồ mả; đăc biệt là thời phong kiến quân chủ, những kẻ có đặc quyền, đặc lợi tức (quyền uy tối thượng) trước khi chết họ còn bức hiếp người sống phải chết theo họ để làm tùy tùng và nô tỳ cho họ ở kiếp sống sau. Chính vì tư tưởng “âm dương đồng nhất lý” này của nho giáo nên đã một thời nước ta bị nô dịch (nghìn năm văn hóa Hán) ảnh hưởng sâu đậm đến việc an táng theo hình thức (địa táng) là phổ biến nên tệ nạn mê tìn dị đoan ra đời và đeo bám trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến đến nay. Đây là việc làm cần phải thay đổi, và sự thay đổi này không ngoài ai khác đó là chúng ta phải dùng đến giáo lý tinh hoa - minh triết của đạo Phật để chứng minh khoa học về cái chết, về thân Trung ấm tái sinh, và coi đây là một tất yếu của lý vô thường và Duyên sinh của kiếp nhân sinh. Nếu là người tu giác ngộ theo Phật giáo, thì cái chết không phải là thua thiệt, mà là một dịp tái sinh cho một cảnh giới tốt đẹp hơn. Chính vì điều này mà quan niệm của người Tạng (tu theo đạo Phật) khi giác ngộ họ coi tinh thần là tối thượng, còn thân xác chỉ là nương nhờ để tu hành, nên họ coi trọng thời điểm tái sinh ở kiếp sau.

Nguồn gốc siêu độ quy mô lớn

Nhân đây xin nêu một quan niệm sống của của người Tây Tạng về tinh thần và vật chất ở thế gian này để chúng ta tham khảo:

“Trong tiếng Tây Tạng, từ thay cho (thể xác) là “Liu”. Có nghĩa là thể xác con người: “ Cái bạn để lại phía sau” ví như hành lý vậy!

Mỗi lần nói “Liu”, người Tạng cho rằng:

- Mình chỉ là lữ khách, cư chú tạm thời ở thân xác này, ở cuộc đời này. Chính vì vậy, mà họ không xao lãng thời giờ tức (bỏ phí thời gian) vào việc gia tăng tìm kiếm tiện nghi cho cuộc sống ở thế gian…và họ cho rằng, chẳng có ai tâm trí lành mạnh lại nghĩ đến tô điểm căn phòng khách sạn khi họ thuê chỉ nghỉ tạm vài ngày”.

Đến đây thì chúng ta tạm sáng tỏ: - Người có tu họ coi xác thân này là hữu hạn, có tính giai đoạn (tạm thời) theo quy luật. Còn người không tu, theo Phật giáo chỉ người thế gian, khi nói đến sự chết thường né tránh, và khi cái chết ập đến thì tinh thần lo lắng hoảng sợ; họ coi cái chết là chấm dứt mọi chuyện, nên linh hồn hay nói trắng ra là tinh thần họ bàng hoàng sợ hãi (sợ mất cái thân) này, nên bám víu, dính mắc vào thân, bởi vậy mà linh hồn khó giải thoát.

Vậy theo giáo lý đạo Phật, những cái chết không tỉnh thức thường là chấp vào cái thân (hình tướng) này khó vãng sinh cảnh giới an ổn, nên người thân trong gia quyến cần phải làm hài lòng họ qua di huấn hoặc di chúc mà họ căn dặn để thực thi yêu cầu mong muốn của họ. Đây là điều tối quan trọng đối với vong linh người chết trong giai đoạn Trung ấm thân.

Và thực tế vấn đề chúng ta quan tâm ở đây là mai táng cho họ theo hình thức nào cần phải nói rõ cho “đối tượng” biết trước khi họ rời bỏ xác thân này để họ không còn nấn ná về các hình thức mai táng. Như vậy, sẽ giúp họ định tâm để lựa chọn đường hướng vãng sinh theo nghiệp phước đức dương hoặc phước đức âm mà họ đã tạo lập khi còn tại thế. Nhờ vậy, mà họ có phương hướng không phải đọa lạc tam đồ.

Ở đây xin đưa ra một ví dụ: nếu người thân trong gia quyến có ý đinh sau này sẽ (hỏa táng) cho đối tượng ông bà, cha mẹ thì phải nói cho họ biết trước về lợi ích của việc hỏa tàng để họ sớm ý thức và làm quen với hình thức mai táng này. Nếu họ từ chối không đồng ý bởi lý do (sợ sự nóng chảy) quá mức về hỏa táng mà chúng ta cứ cố tình thực thi, ắt sẽ làm cho họ sân hận dẫn đến kết quả một tái sinh xấu là đọa lạc.

Theo Tử thư Tây Tạng, người chết (khi mất thân) thức linh của họ nhạy bén gấp nhiều lần so với khi còn sống. Trong vòng 49 ngày họ vẫn còn có thể lựa chọn được cảnh giới vãng sinh tốt đẹp, nếu người thân quyến trong gia đình nhất tâm hồi hướng phước đức và làm được những việc thiện lành cho họ thì việc tái sinh là rất thuận lợi. Ở đây xin nhắc một điều, nếu họ chưa đủ các yếu tố để vãng sinh sớm, thì trong vòng 49 ngày những việc làm hậu sự của người thân trong gia quyến đối với họ - qua thần thức họ đều biết cả; có điều chúng ta còn phàm phu chưa đủ (chân trí) để thấy biết mà thôi. Thế nên Phật giáo rất chú trọng ở giai đoạn Trung ấm thân chuyển thế vãng sinh (trừ người chết bất đắc kỳ tử và người có tu) không nằm trong trường hợp này.

Vậy điều này chúng ta phải dựa vào kinh điển giáo lý Phật dạy để ứng xử sao cho đẹp đời tốt đạo. Có như thế thì việc lựa chọn mai táng theo hình thức hỏa táng hiện đại mới có ý nghĩa nhân văn và đem lại lợi ích nhiều mặt - từ hai phía.

Một vài dẫn liệu và suy nghĩ về việc thực hiện hỏa tàng hiện nay

Chính vì điều này mà đức Phật dạy Pháp “Niệm chết” (trong thập niệm). Niệm chết để chống loạn tưởng. Pháp này ứng dụng trong suốt quá trình sống đến khi chết không sợ hãi. Phải chăng đây là pháp mà đức Phật dạy chúng ta về sự tỉnh thức trước cái chết vô thường.

Chính vì điều này mà đức Phật dạy Pháp “Niệm chết” (trong thập niệm). Niệm chết để chống loạn tưởng. Pháp này ứng dụng trong suốt quá trình sống đến khi chết không sợ hãi. Phải chăng đây là pháp mà đức Phật dạy chúng ta về sự tỉnh thức trước cái chết vô thường.

Giáo dục về Nhân - Quả theo quan điểm Phật giáo

Theo số liệu của báo Tuổi trẻ cho hay, hiện nay nghĩa trang lớn nhất Hà Nội là Văn Điển đã đóng cửa vì không còn đất phục vụ mai táng. Nhiều nghĩa trang xa trung tâm thành phố như nghĩa trang Thanh Tước huyện (Mê Linh), nghĩa trang Yên Kỳ huyện (Ba Vì) cũng báo động “hết đất địa táng”. Các Tp.HCM, Tp. Đà Nẵng, Hải Phòng…cũng là những thành phố lớn hiện nay tình trạng các nghĩa trang trung tâm cũng không còn nhiều đất để an táng theo cách truyền thống.

Xuất phát từ tình trạng thiếu quỹ đất an táng trầm trọng. Tp.HCM (3/10/2015) đã phê duyệt kế hoạch triển khai đề án khuyến khích hình thức hỏa táng và cho rằng hỏa táng là hình thức văn minh, hạn chế ô nhiễm môi trường đã được các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng hình thức hỏa táng từ lâu. Từ thực tế này, Tp.HCM đã tuyên truyền và có chính sách cụ thể khuyến khích người dân nên những năm gần đây, tỷ lệ người dân ở đây sử dụng hình thức hỏa táng ngày một tăng lên.

Tp. Hà Nội - từ năm 2010 - UBND thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng với các nhóm đối tượng từ 1,5 triệu đến 3 triệu đồng với thi hài người hỏa táng. Ngoài ra còn hỗ trợ chi phí vận chuyển 500 nghìn đồng đối với trường hợp ở nội thành và 1 triệu đối với trường hợp ngoại thành (thời hạn hỗ trợ hỏa táng thực hiện 3 năm (2010-2012).

Tp. Đà Nẵng, hình thức hỏa táng bắt đầu xuất hiện năm 2009, từ đó đến nay người dân cũng đã dần dần làm quen với hình thức hỏa táng, nhưng con số tăng nhẹ không đáng kể. Năm 2016 toàn thành phố chỉ có 215 trường hợp người chết được hỏa táng. Như vậy, so với Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng thì hình thức hỏa táng đến nay ở Đà Nẵng muộn hơn và tỷ lệ hỏa táng là rất thấp.

Để thay đổi từ điạ táng truyền thống sang hỏa táng, Đà Nẵng cũng có chính sách như Hà Nội, Tp.HCM chủ trương miễn phí 100% (không thời hạn) cho người có công với cách mạng, hộ nghèo. Năm 2017 miễn phí 100% đối với mộ nằm trong dự án phải di dời, giải tỏa.

Tuy nhiên, số ca hỏa táng đến nay ở Đà Nẵng cũng hết sức ít ỏi, bởi “phong tục địa táng đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây nói riêng và người dân khu vực miền Trung nói chung.

Điểm qua một vài số liệu nêu trên của các thành phố phía Bắc, miền Trung và Tp. HCM trong việc thay đổi hình thức mai táng truyền thống sang hỏa táng (hiện đại) để chúng ta dễ dàng hình dung cho hướng tiếp cận và có chính sách về việc mai táng nói chung hiện nay ở các khu vực. Từ đó mà có giải pháp hợp lý cho việc an táng hiện đại theo xu thế hội nhập.

Tìm hiểu về xu hướng hỏa táng ở Việt Nam và nước ngoài cho thấy: Nước ta thường có tập tục địa táng cho người đã khuất. Quy trình này có nhiều lễ nghi phức tạp, tốn kém thời gian tiền bạc. Đồng thời nó làm cho môi trường đất, nước ở nhiều khu vực nghĩa địa bị ô nhiễm và trở nên nỗi u ám.

Từ thời Vua Hùng đã song hành 2 hình thức mai táng là địa táng và hỏa táng. Đương nhiên hình thức hỏa táng ở thời kỳ cổ xưa và đến thời phong kiến quân chủ là ít ỏi và chỉ được áp dụng cho những trường hợp đặc biệt (kể cả nội dung và hình thức) hỏa táng.

Tuy nhiên hình thức địa táng từ xưa đến nay vẫn được coi là phổ biến. Nhưng hiện nay trong bối cảnh dân số tăng, diện tích đất đai thu hẹp thì người dân lại chọn hình thức hỏa táng. Và thực tế xu hướng này đang tăng nhanh ở Tp. Hà Nội, Hải Phòng, Tp.HCM và một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, đến nay tỷ lệ hỏa táng tại các thành phố lớn nêu trên đã đạt tỷ lệ trên 50%. Dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ này sẽ nâng lên từ 65-70%. Nhân đây chúng ta cũng nhìn sang các nước châu Âu, và một số nước châu Á trong khu vực để thấy tỷ lệ hỏa táng của họ đến nay cũng đã đạt khá cao so với nước ta hiện tại (trên 70%); điển hình là Singapore, Đài Loan, Malaixia và một số nước trong khu vực. Đặc biệt là ở Nhật Bản “quốc gia thích hỏa táng trên thế giới” tỷ lệ hỏa táng ở đây đã đạt xấp xỉ 100% số người mất.

Với nước ta điều đáng nói ở đây là khu vực miềm Trung, việc hỏa táng đang gặp những rào cản nếu không muốn nói là thách đố với hình thức này, bởi quan niệm của người dân từ bao đời nay cho rằng hỏa táng không tốt, không nguyên vẹn xác…Nhân đây cũng xin thưa, trường hợp này không chỉ riêng miền Trung mà một số địa phương khác ở nước ta cũng có tình trạnh “nấn cấn” như người dân các tỉnh miền Trung. Đây là tín ngưỡng dân gian thần quyền từ bao đời nay, chúng ta cần phải tuyên truyền tốt thì mới làm sáng tỏ được vấn đề tâm linh phức tạp này.

Với góc nhìn Phật giáo, việc xả bỏ xác thân như một điều tất yếu nhẹ nhàng đối với người tu theo đạo Phật. Còn thực tế số đông người dân chúng ta đều lo lắng bàng hoàng trước sự sinh tử. Đây là một vấn đề đặt ra đối với những người tu Phật giáo. Mà nói cụ thể hơn là vai trò của các thầy trụ trì ở các chùa, cũng như các tu sĩ xuất gia với kiến thức Phật pháp của mình, với lòng từ bi và tinh tấn giác ngộ của mình; hãy vân lời đức Thế Tôn chỉ dạy vì cộng đồng không ngại gian khó phổ độ giáo lý chánh pháp đến người dân. Nhằm cải thiện tình trạng mê tín (bám chấp thân) dẫn đến tình trạng không thay đổi việc an táng tiến bộ mà chỉ chú trọng đến việc “xây mộ” cho to phô trương hình thức; với tư tưởng mong chờ mộ “kết phát” mà không tu phước nghiệp lành để hướng đến cảnh giới an lạc, mà chỉ quanh quẩn nơi phước âm để rồi dẫn đến cam chịu cảnh giới đọa lạc xấu ác.

Nếu là Phật tử thuần thành, chúng ta sẽ không từ nan gian khổ học tập giáo lý sâu mầu của đức Phật. Trước là giác ngộ cho mình, sau là xiển dương giáo lý Duyên sinh của đạo Phật đến với mọi người để chúng ta hiểu được đích thật nguyên lý sinh tử của kiếp nhân sinh. Nhằm giúp cho con người liễu lộ được yếu tố tâm linh tối thượng, đó là mục đích dài hạn tốt đẹp của kiếp sống, chứ không phải chỉ có một đời (vài chục) năm ở kiếp sống này.

Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải có tu! Vì có tu mới giác ngô để hiểu được sự thật nơi trái đất này là (ngũ thú tạp cư). Con người là tối thượng chứ không có thần linh, ma quỷ nào chi phối được mình. Bởi theo Phật dạy, ai cũng có tánh giác, tánh Phật. Tu ở đây được hiểu là chúng ta luôn luôn để tâm xa lánh việc dữ, và hằng làm những việc thiện lành. Vậy nhân gian mới có câu “tu nhân tích đức” để đời sau, kiếp sau nghĩa là nói tới sự tu thường trực mọi lúc mọi nơi của con người; chứ không phải chỉ có người Phật tử ở chùa đọc kinh, gõ mõ mới là tu. Nói về sự tu Phật giáo dạy thật rõ ràng: “Muốn tái sinh làm người có phước thì hiện tại phải tu Thân, Miệng, Ý, Mạng thanh tịnh”. Ngược lại, “Thân, Miệng, Ý, Mạng không thanh tịnh” thì bị đọa vào cõi ác đạo.. Nếu muốn sinh lên cõi Trời cần thực hành “Bố thí, nhân ái, lợi người, đồng lợi” tức (Tứ ân). Nhưng ai thực hành Tứ thiền, thì dứt trừ lậu hoặc, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nên, người đệ tử Phật chân chính không cần xin thần linh cứu rỗi hay cứu độ, không sợ hãi ma quỷ đưa lối dẫn đường. Bởi Phật dạy, “mình là chủ nhân ông của chính mình”. Và khi thấy rõ nghiệp nhân của mình tạo tác thì ắt cũng biết rõ nơi mình sẽ tái sinh ở đời sau. Làm sao phải lo lắng quan tâm đến mộ phần, lăng tẩm.

Chết trong tỉnh thức là không bị đọa lạc (tam đồ) tức 3 đường ác. Chính vì điều này mà đức Phật dạy Pháp “Niệm chết” (trong thập niệm). Niệm chết để chống loạn tưởng. Pháp này ứng dụng trong suốt quá trình sống đến khi chết không sợ hãi. Phải chăng đây là pháp mà đức Phật dạy chúng ta về sự tỉnh thức trước cái chết vô thường.

Để kết thúc bài viết nhỏ này, xin được dẫn ra đây bài kệ của ngài Xá Lợi Phất (một trong 10 đệ tử lớn của Phật) được ngài khen là trí tuệ trong giáo đoàn:

“Tôi không vui thích sự chết, tôi không vui thích sự sống, tôi sẽ lìa bỏ thân xác này, có sự nhận biết rõ, có niêm.

Tôi không vui thích sự chết, tôi không vui thích sự sống, và tôi chờ đợi thời điểm, giống như người làm thuê chờ đợi tiền công”

Bài kệ này, phản ánh tâm trí của người tu tỉnh thức, dù chết cách gì đi nữa, người tu sẽ vẫn không bị đọa lạc, cũng ví như ghè dầu, sữa hay bơ bị bể (vỡ) trên hồ nước sâu, thì ghè (vại) sẽ bể vụn, tan nát, chìm xuống, nhưng dầu, sữa và bơ sẽ nổi lên.

Vậy chúng ta là Phật tử, hay chưa phải là Phật tử, hãy nhớ lời Phật dạy giữ gìn “thân, khẩu, ý”. (không tham, không sân, không si mê, nóng giận) luôn luôn làm việc thiện lành, ngăn ngừa việc (xấu ác) thì khi chết thần thức không bị rối loạn sẽ vãng sinh cảnh giới an lành. Vậy cớ sao còn bận tâm đến mồ mả xây cất to nhỏ, cúng vái lâu dài…Người giác ngộ - giải thoát khi chết (chuyển đổi đời sống khác) họ đã có cơ chế riêng đời sống cảnh giới của họ rồi…Đâu còn phải lo lắng, sợ hãi để tưởng tượng mơ hồ.

Chú thích: (1) Tứ đại: theo Phật giáo người ta ra đời là do 4 yếu tố: đất, nước, gió, lửa hình thành nên cái xác thân này. (2) Tam đồ: cảnh giới của Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục. (3) Trung ấm thân: theo Phật giáo khi con người chết thân xác về với đất, nước, gió, lửa gọi chung là cát bụi. Còn thức linh, hay giác linh (tinh thần) mang điện từ ân dương theo nghiệp tái sinh một đời sống khác. Mạc dù không có hình tướng, nhưng Trung ấm thân có nhận thức theo một cơ chế mới.

Tài liệu tham khảo:

- Tử thư Tây Tạng – (Nxb-VHTT-2009).

- Hết đất chôn nếu không hỏa táng (báo Tuổi trẻ 29/11/2017).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm