Hỏa táng có ảnh hưởng đến vấn đề tái sinh và phước đức của con cháu?
Thân tứ đại, đất, nước lửa, gió khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sanh vào cõi thánh thiện.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật
Vấn: Con có đi thăm viếng một số nước cũng như chùa chiền, kể cả nghĩa địa một số nơi và thú thật con thấy ở các nước giàu có, người ta rất biết tôn trọng môi trường nên các khu an táng nghĩa địa rất đơn giản. Các khu mộ gần như là đất bằng, chỉ có tấm bia và hoa trồng xung quanh như các công viên, không lăng tẩm, không mồ mả gì cả, không làm mọi người sợ hãi. Nhiều nước như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, con thấy chẳng có gì cả, bình thường, không nghi lễ cầu kỳ. Trông người mà ngẫm đến ta thấy rằng người ta biết tiết kiệm cho đất nước rất nhiều tiền của, bảo vệ môi trường bị xâm hại vì vấn đề thế giới bên kia.
Ngược lại ở Việt Nam và Trung Hoa, ai chết cũng ráng chôn cất lăng mộ thật nguy nga, vĩ đại. Ở Việt Nam của mình như vài nơi ở Huế, vào các khu lăng mộ cứ như vào chốn cung đình với suy nghĩ sống sao thác vậy và toàn vì suy nghĩ của người còn sống cạnh tranh lẫn nhau, đổ tiền của cho quá nhiều chuyện vô ích trong khi người sống thì lại chẳng có đất để sống, có tiền để dùng. Bản thân con khi mất đi, con muốn chết đi được thiêu xác rồi rãi ra các gốc cây cho cây được tốt, như vậy khỏi phiền đến ai và để bảo vệ môi trường hoặc không chôn con dưới gốc cây nào đó cũng được, không tốn hòm tốn gì cả. Giữa hai cách chết này, có nhiều người bảo đều không tốt, nhất là không nên thiêu xác thì như thế sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tái sanh, ảnh hưởng đến con cháu sau này. Con chẳng hiểu tại sao lại như vậy vì ngày xưa chính Đức Phật khi mất đi cũng được hỏa thiêu? Xin thầy cho con biết con nên làm như thế nào cho đúng?
Đáp:
Đứng về gốc độ văn hóa của một dân tộc rất quan trọng, quan niệm người xưa “Sự sanh như sự tử”, trước khi nhà vua băng hà đã cho xây cung điện lâu đài dưới âm cung (lòng đất) đem một phần tài sản của triều đình đặt sẳn dưới âm cung, rồi đến các quan đại thần, dân tình cũng làm theo để bảo vệ danh gia vọng tộc… chuẩn bị cho cái chết thật chu đáo để khi về bên kia thế giới tiếp tục tận hưởng. Đối với người nghèo, hoặc giàu mà tiếc của, bỏn sẻn, hoặc sợ lãng phí tài sản… thì làm lâu đài, villa bằng giấy, xe ôtô giấy, tivi giấy, vàng bạc giấy, đô la giả (đồ vàng mã)… đốt mang theo để sử dụng, hoặc báo ân báo hiếu cho người chết, đó là việc làm tốn kém cho gia đình vô cùng mà còn làm, huống chi là việc làm nhà mồ, mồ mã quy mô dành cho người “Chết” tiếc gì mà không làm! Thật là việc làm giả tạo vô cùng! Có gia đình dành phần xây mồ mã cho người “Chết” chẳng qua là để “Xí phần” của hương quả, tài sản của người chết để lại, chứ chẳng phải hiếu nghĩa gì đâu?
Sự việc ngày nay một vài địa phương Việt Nam tập trung tiền của xây nhà mồ thật to, thật tốn kém, tốn kém nhiều chừng nào tốt chừng đó. Hiện tượng nầy chẳng qua là những cuộc phấn đấu của những người xưa kia nghèo, thua sút người khác, nay có tiền xây nhà mồ cho Ông Bà, để được bù đắp, thỏa dạ bình sanh, vậy thôi!
Việc sanh và việc tử ở mỗi địa phương đều có quan niệm khác nhau, như ở Ấn Độ, đạo Bà La môn thì đem xác người chết bỏ trôi sông, hoặc thiêu rồi vứt xuống dòng sông Hằng linh thiêng, hay rải tro than xuống biển cho người chết được siêu thoát, gọi là “Thủy táng”; Đạo Parsi (bái hỏa giáo) lập đài cao vút giữa từng không, khi có người chết đem lên đài để cho xác thân tự rã, hoặc thiêu rồi đem lên phi cơ rãi trong hư không gọi là “Không táng” ở Tây Tạng thì đem xác chết mỗ xẻ từng mãnh, rồi “Bằm nhỏ” cho kênh kênh, diều, quạ ăn, gọi là “Điểu táng”; ở Trung Hoa và Việt Nam thì chôn cất xây mồ mã, to hay nhỏ tùy theo hoàn cảnh tiền bạc, đất đai của gia đình hay của người chết, gọi là “Thổ táng”.
Thật ra thì quốc gia nào cũng có làm việc chôn cất người “Chết”, chôn cất thật kỷ lưỡng, tránh việc làm ô nhiễm môi trường, đó là quy luật chung của đời sống con người trên hành tinh.
Việc thiêu xác chết, thiết kế các nghĩa trang dành cho người chết có mỹ quan như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan là việc làm của các quốc gia đông dân thiếu đất, sanh nhiều hơn tử, các quốc gia tiến bộ. Các xứ theo Phật giáo Nam tông và Việt Nam hiện nay thì thiêu xác gởi vào chùa. Ở Quan Âm tu viện nhận hàng ngàn hủ tro cốt, linh vị vong linh của Phật tử trong và ngoài nước đưa vào Tu viện phụng thờ, có đính số thứ tự trên hủ cốt, lập sổ danh bộ vong linh, giúp thân nhân mỗi năm đến cúng lễ dễ dàng nhận ra linh cốt của người thân.
Đối với nhà Phật
Thân tứ đại, đất, nước lửa, gió khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai. Chỉ có chú trọng vào nghiệp thức, để khuyến cáo người đời lánh xa các điều ác, thực hiện các việc lành, tái sanh vào cõi thánh thiện. Nên lúc nào cũng khuyến khích các gia đình thiêu xác chết, quan trọng là chổ phụng thờ, nhưng vì thời điểm chưa phù hợp nên người Phật tử chưa thực hiện đó thôi. Thật ra việc thiêu xác chết không ảnh hưởng gì đến gia đình, con cháu hiện tại cũng như kiếp lai sanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm