Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/07/2021, 10:30 AM

Tu là chuyển nghiệp

Chớ làm các điều ác là dừng nghiệp. Giữ năm giới, không làm các điều ác là dừng nghiệp. Vâng làm các việc lành là chuyển nghiệp. Nghiệp xấu chuyển thành nghiệp tốt. Giữ tâm ý trong sạch là sạch nghiệp.

Một người tu mà biết sửa đổi ba nghiệp thì thân và tâm mỗi ngày đều trở nên trong sạch hơn, mỗi ngày một tốt đẹp và thân thiện hơn.

Một người tu mà biết sửa đổi ba nghiệp thì thân và tâm mỗi ngày đều trở nên trong sạch hơn, mỗi ngày một tốt đẹp và thân thiện hơn.

Duyên lớn có thể chuyển nghiệp, duyên nhỏ không chuyển được nghiệp

Có câu chuyện như sau: Thời đức Phật còn tại thế, một hôm, có vị đến với Tăng đoàn xin được xuất gia tu tập, nhưng khi thấy giới luật của Tỳ-kheo nhiều quá, vị này sợ không dám tu nữa. Trên đường trở về, gặp đức Phật, Ngài hỏi tại sao? Vị này trả lời: “Bạch đức Thế Tôn, con thấy xuất gia phải giữ nhiều giới luật quá nên con không dám tu”. Đức Phật nói: “Con không cần lo nhiều như vậy, chỉ cần giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý cho thanh tịnh là được”. Vị này nghe vậy liền hoan hỷ phát tâm xuất gia.

Thật vậy, tu là sửa đổi ba nghiệp: thân không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm; khẩu không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không nói lời ô uế; ý bớt tham, bớt sân, bớt si. Một người tu mà biết sửa đổi ba nghiệp thì thân và tâm mỗi ngày đều trở nên trong sạch hơn, mỗi ngày một tốt đẹp và thân thiện hơn. Ngược lại, nếu không biết sửa đổi, không biết tu cho đúng thì đi chùa cũng chẳng mang lại lợi ích gì cả. Có người cho rằng, tu là đi chùa tụng kinh, lạy Phật, trì chú,... cho thật nhiều. Nhưng nếu đi chùa rất lâu, tụng kinh rất giỏi, niệm Phật rất nhiều,... mà khi đụng chuyện vẫn còn nguyên tham, sân, si, vậy thì chưa phải là tu.

Ngồi tụng kinh, niệm Phật thì dễ, nhưng để thay đổi được một thói hư tật xấu, thay đổi tập khí lâu đời thì không phải là điều dễ dàng. Có Phật tử nói với tôi: “Thầy ơi, sao tính con nóng quá, đụng chuyện gì cũng chịu không nổi?”. Tôi trả lời: “Nếu sân mà không biết mình sân thì rất nguy hiểm, còn sân mà biết sân là quý vị đã có tiến bộ rồi”. Nhiều người thắc mắc tại sao mình hay nóng giận, nhưng thật ra, quý thầy cũng vậy chứ không riêng gì quý vị đâu. Bởi chúng ta đều là người phàm, chưa phải là thánh, cho nên ai cũng còn tham, sân, si, ai cũng phải tu hết.

Tu là cả một quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ.

Tu là cả một quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ.

Tôi xuất gia đã hơn bốn mươi năm, thế nhưng mỗi ngày nhìn lại, tôi đều thấy mình còn rất nhiều sai sót, lỗi lầm. Vì vậy, tôi luôn tự sám hối, nhắc nhở mình và nguyện sẽ sửa đổi. Nhưng nguyện là một chuyện, còn đối cảnh thì lại khác. Chẳng hạn, khi nghe có người nói những lời không vừa ý mình hoặc làm những hành động trái tai gai mắt thì đôi khi trong lòng vẫn thấy bực, gương mặt bắt đầu cau có và miệng nói lời không hay. Quý vị có giống như tôi không? Chắc chắn ai trong chúng ta khi gặp chuyện không vừa ý cũng thường có những hành động, lời nói không tốt. Những lúc ấy, tôi thường nhìn lại bản thân và tự hỏi mình tại sao lại làm vậy? Tại sao lại khó chịu, tức giận và nói những lời không hay như vậy? Tôi tự hứa với lòng sẽ sửa đổi tập khí xấu này.

Tu là chúng ta phải thấy được mình sai ở chỗ nào để sửa. Khi tiếp xúc với người khác mà lời nói, hành động của mình làm cho họ buồn phiền, đau khổ thì mình phải nhận ra được điều đó để sửa đổi và nguyện không tái phạm. Sửa là phải tiến bộ. Nếu tu mà không tiến bộ thì chưa phải là tu. Chẳng hạn, trước đây mình nói nhiều, giờ tu rồi thì mình bớt nói lại. Còn chứng nào tật đó, vẫn cứ nhiều chuyện là chưa tiến bộ.

Tuy nhiên, không phải tật xấu nào mình cũng có thể sửa được ngay. Tu là cả một quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ. Vậy nên chúng ta cần phải tu rất nhiều, tu dài dài. Nếu một ngày thấy người ta nặng lời hoặc có những hành động làm tổn thương mình mà mình vẫn giữ được bình tĩnh, không thốt ra những lời nói nặng nề, thì lúc đó là tu tập đã có tiến bộ.

Chuyển nghiệp - Thỏa hiệp với nghiệp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghiệp chuyển lên và chuyển xuống

Kiến thức 09:00 19/04/2024

Nghiệp lực có thể đưa xuống được không? Nói cách khác, người ta có thể tái sinh vào cảnh thú không? Câu trả lời của người Phật tử là “Có thể” không được tất cả mọi người chấp nhận, vì Phật Giáo xác nhận rằng sự kiện ấy có thể xảy ra.

Là người khéo biết an trú vào Phật pháp

Kiến thức 07:25 19/04/2024

Vốn dĩ thế giới bên ngoài dao động, tâm chạy theo sinh khởi bất an. Làm sao để tâm an trước sự thay đổi của thế giới bên ngoài? Đây là một điều khó, nếu một người không có sự tu tập đúng đắn.

Yếu nghĩa của Dược sư quán đỉnh Chân ngôn

Kiến thức 06:37 19/04/2024

Kinh Dược Sư chép rằng: đức Thích Ca Như lai bảo với Mạn Thù Thất Lợi để nhắc tích rằng: “Bấy giờ đức Thế Tôn kia vào định tam ma địa tên là “Dứt trừ tội khổ cho tất cả chúng sinh”.

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Kiến thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Xem thêm