Tự lực và tha lực niệm Phật là gì?
Tự lực và tha lực đối với người niệm Phật vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong thời mạt pháp nhiễu nhương này. Thời mạt pháp, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp, nhiếp tâm niệm Phật đôi chút còn khó, huống nữa là niệm Phật được nhất tâm! Vậy tự lực và tha lực niệm Phật là gì?
Tự lực và tha lực
Tự lực niệm Phật là chỉ cậy vào sức tu chính mình. Không tin hoặc không nương nơi ánh sáng nhiếp hộ của Phật lực. Người tự lực niệm Phật, hoặc cầu nhất tâm, hoặc cầu khai ngộ. Tâm cầu vãng sanh Tây phương Tịnh Độ thực ra không khẩn thiết, nên vô phương thoát khỏi sanh tử luân hồi. Do không Tín – Nguyện nên chẳng cảm ứng đạo giao với Di Đà hoằng thệ nguyện. Nếu đoạn hết Kiến Tư Hoặc, có thể được vãng sanh. Còn nếu hoàn toàn chưa đoạn và đoạn chưa hết thì nghiệp căn vẫn còn, làm sao thoát khỏi luân hồi cho được?
Tổ Ấn Quang dạy: “Cậy vào Tự Lực thì dẫu có tí ti ác nghiệp cũng chẳng thể thoát khỏi sanh tử, huống gì là nhiều! Lại nữa, không Tín – Nguyện, niệm đến nhất tâm. Trong vô lượng vô biên kẻ, họa may có hai ba kẻ được vãng sanh. Quyết chẳng thể lấy đó làm chuẩn để đoạn thiện căn vãng sanh Tịnh Độ của hết thảy thiên hạ và người đời sau. Vì sao?
Cậy vào Tự Lực, niệm đến mức nghiệp tận tình không, chứng Vô Sanh Nhẫn. Cả thế gian ít có một, hai người. Nếu như ai nấy đều hành trì theo đó: Bỏ Tín – Nguyện đi không theo đuổi nữa thì biết bao nhiêu chúng sanh vĩnh viễn ở trong biển khổ, không nhờ vào đâu để xuất ly được”. Đây chính là lời phủ định đanh thép nhất dành cho những ai đang ảo tưởng chấp chặt chuyện: “Niệm Phật được nhất tâm mới được vãng sanh”. Lời nói ấy toàn là ngây ngô, chẳng biết là đoạn Phật huệ mạng, là lời cuồng vọng khiến chúng sanh bị lầm lạc!
Lại nếu dùng tự lực niệm Phật, hành giả giới hạnh phải tinh nghiêm, may ra mới an ổn được chút trên đường đạo. Bằng giới hạnh chẳng tinh nghiêm, nội việc không để lạc vào ma cảnh đã hiếm người, huống nữa là chạm đến Ngũ Ấm Ma như kinh Lăng Nghiêm đã dạy…Vậy nên, nếu bạn đang gò ép mình niệm phật được nhất tâm, tức là hoàn toàn dùng tự lực, phải nên đọc kỹ lời Tổ dạy.
Tự lực niệm Phật và tha lực niệm Phật
Tha lực niệm Phật, tức là niệm Phật mà nương hoàn toàn vào ánh sáng nhiếp hộ của Phật. Nương vào bản nguyện tiếp dẫn của Phật. Là tin sâu, nguyện thiết mà niệm Phật. Là niệm Phật mà không thấy có mình, chỉ một chí nguyện nương Phật lực, đới nghiệp vãng sanh.
Trì danh hiệu cách này, vạn người tu vạn người vãng sanh. Tổ Ngẫu Ích dạy: “Được vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không? Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Đấy chính là lời phán định đanh thép dẫu ngàn đức Phật xuất thế cũng không thay đổi được (Tổ Ấn Quang).
Đức Phật biết chúng sanh chỉ cậy vào tự lực khó thể liễu thoát. Nên ngoài hết thảy các pháp môn, riêng mở một môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ: Chỉ cần chân tín, nguyện thiết tha. Dẫu kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác tội lỗi cực nặng, lúc mạng sắp dứt, tướng địa ngục hiện. Nếu có thiện tri thức dạy cho niệm Phật. Nếu niệm Phật được mười tiếng. Hoặc chỉ mấy tiếng, hoặc chỉ một tiếng, cũng được Phật từ lực tiếp dẫn vãng sanh.
Huống hồ những ai tu hành sự thiện thế gian, chẳng tạo các điều ác? Nếu là người tinh tu phạm hạnh. Sức Thiền Định sâu thì phẩm vị vãng sanh càng cao, thấy Phật nghe pháp thật chóng. Dẫu là người đại triệt đại ngộ, đoạn Hoặc chứng Chân. Cũng cần hồi hướng vãng sanh để mong viên chứng Pháp Thân, mau thành Phật quả.
Các pháp môn khác pháp nhỏ thì đại căn chẳng cần tu, pháp lớn thì tiểu căn chẳng thể tu nổi! Chỉ có một môn Tịnh Độ này, độ khắp ba căn, lợi – độn gồm thâu. Trên thì như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền chẳng thể vượt ra ngoài pháp này. Dưới thì Ngũ Nghịch, Thập Ác, chủng tánh A Tỳ địa ngục cũng có thể dự vào.
Nếu Như Lai chẳng mở ra pháp này thì chúng sanh đời Mạt muốn trong đời này liễu sanh thoát tử trọn chẳng có hy vọng gì! Tuy pháp môn này rộng lớn như thế, nhưng cách tu lại cực giản dị.
Do vậy, nếu không phải là kẻ đời trước có thiện căn Tịnh Độ sẽ khó thể tin chắc không nghi. Chẳng những phàm phu không tin, Nhị Thừa còn đa nghi. Chẳng những Nhị Thừa không tin, quyền vị Bồ Tát rất có thể còn ngờ. Chỉ có Đại Thừa Bồ Tát thuộc những địa vị sâu xa mới có thể triệt để thỏa đáng tin tưởng không nghi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm