Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 25/02/2020, 17:05 PM

Làm lành chết bất đắc kỳ tử có được siêu không?

Phật tử đừng có lo sợ, khi hiện đời mình làm lành, tu tạo nhiều phước đức, bất thần bị tai nạn chết, gọi là: “chết bất đắc kỳ tử”, thì thần thức không biết đi đâu. Nghĩa là sớm hay muộn gì, nó cũng đi theo con đường mà mình đã chọn khi còn mạnh khỏe.

> Giải đáp những thắc mắc kiến thức Phật học tại đây 

Khi trả hết Cận tử nghiệp, tùy thời gian lâu mau không nhứt định, thì ta trở lại thụ hưởng cái Tích lũy nghiệp mà hiện đời ta đã gây tạo. Nếu là nghiệp lành, thì ta hưởng cảnh lành, như làm người được có địa vị cao trong xã hội. Hay giàu sang tột bực… Ngược lại, thì chiêu cảm trả quả ác .

Khi trả hết Cận tử nghiệp, tùy thời gian lâu mau không nhứt định, thì ta trở lại thụ hưởng cái Tích lũy nghiệp mà hiện đời ta đã gây tạo. Nếu là nghiệp lành, thì ta hưởng cảnh lành, như làm người được có địa vị cao trong xã hội. Hay giàu sang tột bực… Ngược lại, thì chiêu cảm trả quả ác .

Hỏi: Hiện đời này, con vâng theo lời Phật dạy làm lành lánh dữ, như làm phước, niệm Phật... nhưng một hôm nào đó, con bị tai nạn chết bất ngờ, như khi đang tắm biển bị sóng thần cuốn mất. Như vậy, thì thần thức của con sẽ đi về đâu? Có được về cõi Cực lạc không?

Đáp: Luận về nghiệp báo, trong kinh Phật dạy có nhiều loại nghiệp. Trong số những loại nghiệp đó, thì có 2 loại nghiệp báo mà người Phật tử thường nghe nói đến nhiều nhứt. Đó là: “Tích lũy nghiệp và Cận tử nghiệp”. Về tích lũy nghiệp, tích lũy nó có nghĩa là cất chứa chồng chất thêm lên, còn nghiệp là hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen, Phật giáo gọi đó là nghiệp. Như vậy, hiện đời, nếu Phật tử thường tạo những nghiệp lành, như đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật, bố thí, cúng dường… thì những nghiệp lành nầy càng ngày càng nhiều, nó được cất chứa vào trong kho A Lại Da Thức hay Tàng thức. Chắc chắn là không bao giờ mất. Trái lại, tạo nghiệp ác cũng như thế. Đó gọi là tích lũy nghiệp.

Còn Cận tử nghiệp thì sao? Cận là gần, tử là chết, nghĩa là cái nghiệp gần với cái chết. Trong khi sắp chết, trong tâm ta khởi lên nghiệp lành hoặc nghiệp dữ, thì lúc đó ta tắt thở, tất nhiên là ta sẽ đi theo cái nghiệp mà mình khởi lên trong khi sắp tắt thở. Cái nghiệp khởi lên rất mạnh.

Điều quan trọng là trong khi còn mạnh khỏe, ta nên cố gắng tu tạo nhiều nghiệp lành, để sau khi nhắm mắt ta thác sanh về cảnh lành. Như cây ngã, thì sẽ ngã theo chiều mà nó đã nghiêng sẵn.

Điều quan trọng là trong khi còn mạnh khỏe, ta nên cố gắng tu tạo nhiều nghiệp lành, để sau khi nhắm mắt ta thác sanh về cảnh lành. Như cây ngã, thì sẽ ngã theo chiều mà nó đã nghiêng sẵn.

Thí dụ như người nào đó làm cho ta phải bực mình, nổi sân hận lên, hoặc ta nhớ lại một hình ảnh nào đó quá sâu đậm, như thương hoặc ghét người nào hoặc là món đồ nào, liền khi đó ta tắt thở, thì thần thức sẽ theo cái nghiệp thức nầy mà thọ sanh vào cảnh đó. Đó là đi theo Cận tử nghiệp ác. Ngược lại, khi gần chết, bỗng có người niệm Phật làm ta nhớ đến Phật, hoặc giả hằng ngày ta thường xuyên niệm Phật, tuy lúc đó không có người niệm Phật, nhưng nhờ cái thói quen niệm Phật hằng ngày, nên lúc sắp chết ta trực nhớ đến Phật, ngay lúc đó tắt thở, thì chắc chắn là ta sẽ đi theo Phật. Đó là Cận tử nghiệp lành.

Như vậy, nếu hằng ngày ta tu tạo những điều lành, mà lúc sắp chết ta khởi nghiệp dữ, hoặc lưu luyến thương tiếc điều gì, khi nhắm mắt, phải theo Cận tử nghiệp dữ mà thọ báo. Tuy nhiên, trong lúc thọ báo của Cận tử nghiệp, thì cái Tích lũy nghiệp thiện ác kia không bao giờ mất. Khi trả hết Cận tử nghiệp, tùy thời gian lâu mau không nhứt định, thì ta trở lại thụ hưởng cái Tích lũy nghiệp mà hiện đời ta đã gây tạo. Nếu là nghiệp lành, thì ta hưởng cảnh lành, như làm người được có địa vị cao trong xã hội. Hay giàu sang tột bực… Ngược lại, thì chiêu cảm trả quả ác .

Tóm lại, Phật tử đừng có lo sợ, khi hiện đời mình làm lành, tu tạo nhiều phước đức, bất thần bị tai nạn chết, gọi là: “chết bất đắc kỳ tử”, thì thần thức không biết đi đâu. Nghĩa là sớm hay muộn gì, nó cũng đi theo con đường mà mình đã chọn khi còn mạnh khỏe. Điều quan trọng là trong khi còn mạnh khỏe, ta nên cố gắng tu tạo nhiều nghiệp lành, để sau khi nhắm mắt ta thác sanh về cảnh lành. Như cây ngã, thì sẽ ngã theo chiều mà nó đã nghiêng sẵn. Điều quan trọng là hằng ngày ta nên cố tạo cho mình có một chiều nghiêng sẵn về những điều lành cho thật mạnh, thì khi nhắm mắt ta sẽ ngã theo chiều nghiêng điều lành đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu pháp môn Địa Tạng như thế nào?

Hỏi - Đáp 15:30 25/11/2024

Hỏi: Đệ tử rất muốn tu pháp môn Địa Tạng, nên làm thời khóa công phu như thế nào?

Sáu căn thanh tịnh nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 25/11/2024

Hỏi: Trong nhà Phật nói "Sáu căn thanh tịnh" là nghĩa gì?

Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?

Trung ấm nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024

Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.

Xem thêm