Tứ niệm xứ - Tinh hoa lời Phật dạy
Đức Phật Ngài dạy rằng: Có bao nhiêu pháp môn đi nữa nhưng con đường duy nhất mà dẫn đến cứu cánh giải thoát chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ. Tất cả những gì Đức Phật dạy trong suốt 45 năm nội dung chỉ có một điều thôi đó là nhắm đến cứu cánh giải thoát.
Hạnh phúc là có cái mình thích và đau khổ là mình phải chấp nhận những cái mình ghét.
Tại sao mình thích và ghét chỉ vì 3 lý do: Tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống hiện tại.
Đức Phật Ngài dạy rằng: Có bao nhiêu pháp môn đi nữa nhưng con đường duy nhất mà dẫn đến cứu cánh giải thoát chỉ có pháp môn Tứ Niệm Xứ. Tất cả những gì Đức Phật dạy trong suốt 45 năm nội dung chỉ có một điều thôi đó là nhắm đến cứu cánh giải thoát, như nước biển chỉ có một vị là mặn. Tất cả những gì Ngài dạy về bố thí, trì giới, phục vụ, tu thiền v...v nhưng mà cuối cùng tập chung lại Ngài vẩn kêu gọi tinh thần:
Giới Năng Sinh Định
Định Năng Sinh Tuệ
Tu Tứ Niệm Xứ là tu từng phút mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, ý suy nghĩ. Hành giả chỉ ghi nhận tôi đang giận, đang buồn, đang sợ, đang vui, đang ghen, đang nhớ v ..v.. hành giả chỉ biết như vậy đó để hạn chế thích mà hạn chế thích có nghĩa là hạn chế ghét. Thích làm cho mình tham, ghét làm cho mình sân.
Trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật Ngài có nói rất rõ: "Này các Tỳ Kheo và Tỷ Kheo tu tập theo quán thân để diệt trừ tham ưu ở đời".
Tứ niệm xứ - con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya
Tham Ưu, Tham là thích, Ưu nói chung là làm cái gì cho cho mình bực và mình ghét. Cho nên toàn bộ đời sống này, đi chùa bao nhiêu năm quý vị phải có tối thiểu là pháp môn Tứ Niệm Xứ, quý vị không biết pháp môn Tứ Niệm Xứ tức là quý vị không biết tinh hoa của lời Phật dạy.
Đối với hành giả Tứ Niệm Xứ mỗi hơi vào ra đều là công đức, khi thở ra thở vào chánh niệm đó là công đức, khi nắm tay một người già đưa qua đường đó là công đức khi cuối xuống nhặt một miếng rác đó là công đức mỗi một động tác lớn nhỏ đều được thực hiện trong chánh niệm. Trong khi một người không thực hành Tứ Niệm Xứ họ không biết cái đó. Họ cứ tưởng đi chùa tụng kinh đó mới là công Đức nhưng riêng hành giả Tứ Niệm Xứ tất cả những hoạt động vô danh nhất cũng được gọi là công đức vì tất cả đều được thực hiện trong chánh niệm.
Tôi nhớ trong kinh có một định nghĩa rất hay:
Người Phật Tử mình rất thích chữ vô lượng. Vô lượng tâm, vô lượng phước báu cái gì cũng vô lượng nói đến vô lượng mình rất thích nhưng muốn đạt đến vô lượng đầu tiên anh phải có tâm vô lượng.
Vô lượng là sao? Là anh làm không có tâm toan tính.
Có một lần Đức Phật Ngài dạy:
Có một khúc gỗ Ngài chỉ A Nan Ngài nói khúc gỗ này có nhiều lý do mà nó không ra đến biển mà trong những lý do chính là giữa sóng có có cái gò , cồn nổi lên, khúc gỗ trôi nó bị vướng nó đi không được.
Ở đây cũng vậy không có gì bậy cho bằng một người sống ở đời vì sự kiêu mạn.
Pháp môn Tứ Niệm Xứ vô cùng quan trọng. Có 3 lý do chúng ta phải tu tập Tứ Niệm Xứ, chúng ta phải giữ chánh niệm trong từng phút:
1. Chúng ta không biết mình sẽ chết lúc nào.
2. Chúng ta không biết mình sẽ đắc chứng lúc nào.
3. Trong giây phút sắp tới mình sẽ tạo nghiệp gì.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm