Thực tập tứ niệm xứ
Trong Chánh niệm của hơi thở, ta thấy có sức khỏe, thoải mái hơn. Trước khi thi cử hay một việc gì đó quan trọng, chỉ cần ta có 15 phút ngồi chánh niệm hơi thở, tâm trí sẽ sáng suốt, làm gì sẽ có kết quả cái đó.
> Tứ niệm xứ - con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya
Các Tổ Trung Hoa đã giới hạn việc thực tập Tứ niệm xứ ở mức độ đơn giản hơn, thực dụng hơn. Đơn giản và thực dụng đôi lúc dẫn đến sự phản tác dụng với phần lớn các hành giả. Ví dụ khi thực tập về thân các tổ Trung Hoa dạy: “Thân bất tịnh”, dĩ nhiên bất tịnh chỉ là phần của thân, không phải tổng thể của thân, cần phải quán chiếu. Trong kinh tạng Pali, đức Phật, chia ra nhiều góc độ khác nhau, để chúng ta quán chiếu về thân. Thứ nhất, hơi thở ra vào, 16 pháp quán niệm là sự mở rộng. Ta phải nhìn thấy rất rõ hơi thở ngắn, dài, trung bình, đang được vận chuyển từ lỗ mũi đi vào hệ thống thanh quản, đi vào phổi, lúc đó lồng ngực chúng ta nở ra một chút, đi vào bụng, xuống đan điền, giữ lại vài giây để cho vận hành của trực khí, tạo ra phản ứng và đẩy ra bên ngoài. Tiến trình sự đẩy của trược khí đi ra bên ngoài rất rõ như thấy một hình thể nào đó rất rõ ràng.
Chánh niệm trong hơi thở của thân trước nhất là làm cho con người có một quá trình trao đổi chất, máu, nơron thần kinh được kích hoạt, các căng thẳng của cơ bắp, tâm ý được thư giãn, con người trở nên hân hoan, tươi mát, thoải mái, sảng khoái. Do đó thực tập hơi thở Chánh niệm giúp cho chúng ta sống thọ và vượt qua được nhiều các bệnh tật. Chánh niệm trong hơi thở, không phải chỉ thực tập trong lúc chúng ta thiền. Những giờ nghỉ giải lao 15 phút hay nửa tiếng, sau hai giờ làm việc liên tục, một số người bận rộn trong việc tâm sự, đôi lúc rơi vào khuynh hướng “chuyện bà tám”. Dùng thời gian đó, chúng ta đi bách bộ, các cơ bắp và thần kinh ngoại biên, thần kinh cảm giác được kích hoạt, làm cho cơ thể được tốt, hơi thở sâu lắng nhẹ nhàng, quán chiếu trời xanh mây bạc, giúp con người được thoải mái hơn sau giờ nghỉ giải lao.
Trong Chánh niệm của hơi thở, ta thấy có sức khỏe, thoải mái hơn. Trước khi thi cử hay một việc gì đó quan trọng, chỉ cần ta có 15 phút ngồi chánh niệm hơi thở, tâm trí sẽ sáng suốt, làm gì sẽ có kết quả cái đó. Khi Barack Obama tranh cử chức tổng thống ở giai đoạn cuối, internet đã công bố một bức ảnh khá ấn tượng: Obama đang ngồi thiền mặc dù ông là người Thiên chúa, nhưng sự thực tập về Chánh niệm của ông khá cao. Trước một buổi họp, ông ngồi thiền quán đôi mươi phút rồi mới làm. Quán chiếu hơi thở làm cho con người trong suốt giống như ta để một ly, không có gió tác động, trong một thời gian, ly nước có những bợn được lắng xuống bên dưới.
Ly nước chanh nếu như ta để các muối chanh nhỏ hoặc những xác chanh đã được vắt vào trong ly, một lát sau chúng nằm xuống dưới đáy ly hết. Hơi thở có khả năng thanh lọc tạo ra sức khỏe và tạo ra Chánh niệm ở mức độ khá cao. Đối tượng quán chiếu của thân bao gồm tư thế, đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, trong lúc thức cũng như khi ngủ đều được các hành giả quán chiếu và thấy rất rõ, không có gì có thể qua mặt được người có Chánh niệm. Các trung tâm thiền chỉ và thiền quán ở Miến Điện kéo dài thời gian quán chiếu các động tác, làm cho tướng đi của con người trở nên mất bình thường. Trong kinh tạng Pali lẫn kinh tạng Đại thừa, ngay cả trong các bản sớ giải cũng không dạy chúng ta đi như thế. Các trung tâm thiền tại Miến Điện dạy co duỗi lên, kéo dài giống như những người tập thái cực quyền nhưng chậm hơn vài lần.
Khi quan sát người thực tập Chánh niệm theo phong cách Miến Điện, từ xa chúng ta tưởng như họ bệnh tâm thần, tức không điều chỉnh được các động tác đi đứng của mình, đừng nên để quá chậm. Mặc dù việc theo dõi cử động chậm có thể làm cho chúng ta dễ dàng nhiếp tâm, nhiếp ý, sau giờ thực tập trong thiền viện, ngoài xã hội ta không thể sống như thế được.
Tư thế đi nên vừa phải, đừng quá chậm, quá chậm làm cho người ta cảm thấy mình hơi gượng gạo. Quá nhanh là sai, quá chậm là thái cực đối lập. Trong các bản kinh, đức Phật không phân tích thời gian chậm hay nhanh, quan điểm về chậm nhanh lệ thuộc vào chiều cao của con người.
Người lùn đi nhanh vì bước chân của họ ngắn, họ phải đi nhanh hơn mới có thể bằng người có chân dài. Bây giờ mình đưa ra một quy chuẩn đi bao nhiêu giây một bước, những người chân dài nếu đi một bước sẽ bỏ xa người đi chậm. Đi nhanh đánh mất Chánh niệm là hiển nhiên, vì lúc đó ta đang đuổi theo thời gian, chạy theo công việc, biến cơ thể của mình như một cái máy, sinh ra để làm, để kiếm tiền, kiếm tiền để hưởng thụ.
Người phương Tây dáng đi của họ không được thong thả. Các bà mẹ Việt Nam nên dạy các con của mình rằng đi, đứng, nằm, ngồi phải có ý tứ, đó là một phần của Chánh niệm. Ý tứ đó tạo ra sự thùy mị ở người con gái. Người con trai nếu đi đàng hoàng, chững chạc, vừa phải, ta thấy uy dũng được hiển lộ ra bên ngoài.Từ nhỏ khoảng 2, 3 tuổi ta phải tạo dáng đi cho con em của mình. Rất nhiều cha mẹ không quan trọng chuyện này, nhiều con gái con trai, gương mặt rất đẹp nhưng tướng đi hình chữ “bát” rất xấu, tướng đi nhũng nhĩnh, nghiêng qua nghiêng lại, không trang nghiêm. Ta phải để ý từ lúc còn nhỏ, tập huấn luyện sau này lớn lên đi sẽ không bị lắc lư, cộng thêm cái đẹp của thân thể làm cho hấp dẫn gấp đôi. Dĩ nhiên là thực tập Chánh niệm thông qua các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi không phải để có dáng đi đẹp. Làm thế nào để cho các phản ứng không bị rơi vào sự vướng dính của cảm xúc.
Con đường phát triển tâm linh qua pháp môn tu tập tứ niệm xứ
Đức Phật không phải vô cớ tạo ra chiếc y quấn, Phật giáo Nam tông và khất sĩ vẫn duy trì. Một tay thong thả, một tay nắm lấy y, ta không có cơ hội đánh đong đưa. Nhờ đó tướng đi rất trang nghiêm, đắp y vào ta thấy phong thái đặc biệt hơn. Bên Bắc tông, hàng ngày các tu sĩ đều mặc áo hậu và đắp thêm một chiếc y nữa, nhìn rất đĩnh đạc.
Cả hai tay đều trong tư thế trang nghiêm, thả xuống coi cũng không được, trong đời sống thường nhật ta chỉ mặc áo cà sa, sự múa máy của đôi tay, nếu không có Chánh niệm về thân có thể bị mất. Đức Phật rất sâu sắc trong việc thiết kế chiếc y dựa trên nền tảng văn hóa y phục của người Ấn Độ, làm cho hai động tác của thân, thông qua tay và chân, nhờ đó Chánh niệm được có mặt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm