Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/05/2024, 12:30 PM

Tu pháp gì khi biết mình sắp mất

Tôi là Phật tử thuần thành, có vấn đề về sức khỏe. Gần đây các bác sĩ cho biết bệnh đã đến giai đoạn cuối. Biết mình không còn sống bao lâu nữa nên một mặt lo tịnh dưỡng, mặt khác tôi phát nguyện tu học để được tái sinh về nơi an lành.

Hỏi: Có điều tâm tôi luôn dao động, ngồi thiền cũng không được mà niệm Phật cũng không xong. Tôi rất mong được hướng dẫn tu tập để tâm không còn sợ hãi khi từ bỏ xác thân và cuộc sống này, chấp nhận mà ra đi trong nhẹ nhàng và thanh thản.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau. Bình thường khi chúng ta đang còn trẻ trung, khỏe mạnh, Đức Phật đã dạy nên quán niệm về thân phận của kiếp người. Khi đối diện với cái chết, sự quán niệm cần mạnh mẽ và sâu sắc hơn để làm những việc cần làm, buông bỏ những gì cần buông.

Điều đầu tiên cần hiểu biết là chết không có nghĩa chấm dứt, chỉ tạm bỏ thân này, theo nghiệp tái sinh vào thân mới. Sinh vào đâu trong lục đạo hoàn toàn tùy vào nghiệp của mình. Người tạo ác nghiệp nhiều thì sẽ tái sinh vào những đường ác, người làm thiện nghiệp nhiều sẽ sinh vào đường lành. Trong kinh Đức Phật dạy, người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, giữ gìn năm giới, sống thiện lành, biết tu tập… là nhân hạnh để tái sinh vào cõi người, cao hơn là các cõi trời (Dục giới).

Kế đến là dọn tâm trong sạch bằng cách sám hối. Mình đã có lỗi lầm gì, với ai nếu điều đó khá nghiêm trọng khiến mình ưu tư thì tìm cách bày tỏ, xin lỗi họ. Nếu không gặp được thì mình hướng tâm về họ bày tỏ sự ăn năn, mong họ hỷ xả và tha thứ, cầu xin Đức Phật chứng minh cho lòng thành sám hối của mình. Sám hối xong lòng bạn sẽ thanh thản.

Điều quan trọng lúc này là bạn cần thấy rõ sự thật về chính con người của mình. Thực chất nó không phải của mình, thân tâm này không phải là tôi và của tôi. Nếu thực sự là của mình thì sao mình không làm chủ nó được? Thân muốn bệnh thì bệnh, muốn chết thì chết, tâm muốn nghĩ gì thì nghĩ. Ta hoàn toàn không làm chủ được thân tâm này, bởi đơn giản nó “không phải là tôi, của tôi và tự ngã của tôi”.

Thời gian không còn nhiều, sức lực chẳng còn mạnh, thiết nghĩ bạn nên tư duy về “ngũ uẩn giai không” của thân này. Đây không phải sự tư duy suông mà là sự thấy biết rõ ràng trên thực trạng thân tâm mình ngay trong hiện tại. Thân đang trọng bệnh, trên bờ vực tan rã. Cảm thọ khi thì đau đớn mãnh liệt, nhiều lúc âm ỉ, thỉnh thoảng được lắng dịu bình an. Tâm thì sinh diệt không ngừng. Cần thấy rõ thực trạng của thân tâm như nó đang là để biết sâu sắc hơn nó “không phải là tôi, của tôi và tự ngã của tôi”.

Thân đang đau yếu thì thấy đang đau yếu. Tâm đang sinh diệt thì thấy đang sinh diệt. Cái biết này là một tuệ giác lớn. Sống chết hay sinh diệt vẫn đang xảy ra. Tiến trình này liên tục trong cuộc sống, từ khi ra đời cho đến bây giờ, từ đời này sang đời kia vẫn như thế. Nên thực sự không có chết, chỉ có dòng sinh diệt tương tục. Thấy ra như thế rồi thì mình không đợi chết nữa vì đang sống chết trong từng mỗi phút giây ngay bây giờ và ở đây. Tuệ giác này không phải là tự kỷ ám thị hay là liệu pháp tự an mà sự thật vốn như vậy. Có điều mỗi người có tự thấy ra hay không mà thôi.

Thấy biết như vậy rồi thì an nhiên, buông bỏ sợ hãi cái chết sắp đến gần. Tất cả những liên hệ với đời sống chỉ là nhân duyên. Đủ duyên thì còn, hết duyên thì mất. Không luyến ái tình thân, chẳng vui buồn được mất, tất cả chỉ là vật ngoài thân. Thân tâm này không phải của mình, sá gì các thứ bên ngoài. Duy trì cái thấy biết này càng sáng tỏ và liên tục thì càng tốt. Nhẹ nhàng và xả buông hết mọi thứ cho đến lúc kết thúc. Sẽ tốt hơn nữa nếu phát nguyện kiếp sau được kết duyên với Tam bảo.

Hiểu về cái chết để sống ý nghĩa và an lạc hơn

Theo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối

Hỏi - Đáp 15:05 14/11/2024

Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Vì sao khi phá thai, trách nhiệm nhân quả của người mẹ nặng hơn?

Hỏi - Đáp 09:00 13/11/2024

Hỏi: Xin hỏi về tội phá thai, vì sao tất cả tội lỗi đều đổ lên thân của người mẹ? Lẽ nào người làm cha không chịu chút nhân quả nào?

Người trẻ phải sống bằng trí tuệ trong tình yêu và hôn nhân

Hỏi - Đáp 14:50 12/11/2024

Hỏi: Con và chồng con kết hôn với nhau, cuộc sống lúc đầu rất hạnh phúc. Nhưng sau anh ấy lại ăn chơi sa đọa, đi bồ bịch ở bên ngoài. Làm sao con có thể đối diện với con người bạc tình bạc nghĩa như vậy?

Thay đổi tượng thờ có phạm tội bất kính?

Hỏi - Đáp 16:30 11/11/2024

Hỏi: Nhà tôi lâu nay thờ tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm, nhưng nay tôi muốn chuyển sang thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca, chẳng biết có được phép không? Có gì bất kính không? Và nếu thay được thì cách thức thế nào? Sau đó tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm phải làm sao?

Xem thêm