Tu phước không nên chấp tướng, thế nào là chấp tướng?
Nhiều người bố thí, cúng dường rất nhiều tiền, mỗi lần cúng cả mấy chục triệu cho nhà chùa, nhưng họ vẫn vỡ nợ, vẫn phá sản vì sao?
"Khi tu phước trong tâm cần phải thanh tịnh.
Nếu tâm không thanh tịnh thì rất khó tu được phước báo.
Đương nhiên cũng không có cách nào để tu được viên mãn đại phước báo".
Cho nên, tu phước tâm nhất định phải thanh tịnh.
Trong Kinh Bát Nhã có nói: Tam Luân Thể Không, đây là dạy cho chúng ta khi tu phước không nên chấp tướng.
Thế nào là chấp tướng?
Là chấp vào sự bố thí của mình, chấp vào đối tượng nhận bố thí, chấp vào lợi ích mình sẽ nhận được sau khi bố thí, cũng tức là thấy mình là người đang ban ơn, và người nhận của bố thí đó phải mang ơn, phải đối tốt với mình và mong rằng mình sẽ nhận lại thật nhiều phước báo.
Lúc tâm thanh tịnh chính là lúc trí tuệ và từ bi mới thật sự nở hoa!
Vì thế khi ta giúp đỡ người khác cần phải có tâm chân thành, vô vụ lợi, vô cầu báo.
Nếu trong tâm quý vị còn nghĩ rằng:" Ta tu phước thì tương lai sẽ được phước báo".
Vậy thì cái tâm này không có thanh tịnh.
Tu phước với cái tâm như vậy có được phước báo hay không ?
Được, nhưng rất ít.
Vì sao ?
Vì đây là quý vị có ý vì lợi ích mà làm, do đó tâm chẳng thanh tịnh.
Hoặc là muốn được tiếng tốt, hoặc là muốn mọi người tán thán khen ngợi quý vị, hoặc là muốn đời sau được sanh lên cõi Trời để hưởng phước, đây đều là tu phước có mục đích.
Nói tóm lại, nếu quý vị có những ý niệm này thì tâm không thanh tịnh.
Quý vị cần nên biết, khi tu bố thí là hoàn toàn không có điều kiện, mà chỉ có một động cơ là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, không bao giờ có ý nghĩ vì cá nhân mình, thì cái tâm này mới thanh tịnh.
Ta dùng cái tâm thanh tịnh này để tu phước thì mới có thể thành tựu viên mãn đại phước báo.
Chúng ta thấy được ngày nay tín đồ Phật giáo trên thế giới rất nhiều, người tu phước cũng rất nhiều, thế nhưng tại sao không được mấy người có thể có được phước báo?
Nếu dùng trí tuệ để đối chiếu những việc tu phước của họ, thì sẽ nhận ra cái tâm tu phước của họ không thanh tịnh.
Bởi vì họ tu phước đều là có mong cầu, họ tu bố thí cúng dường cho các tự viện, am chùa đều là có mục đích.
Họ nghe nói nếu cúng dường cho nhà chùa thì một vốn vạn lời, có nghĩa là bỏ một đồng mà được vạn phước báo.
Cho nên, họ tranh nhau mà cúng dường.
Nếu như nói với mọi người rằng: "Cúng dường sẽ không có phước báo", thì sẽ không có một người nào chịu bố thí.
Chúng ta thường thấy những người làm nghề buôn bán lớn thường hay cúng dường rất nhiều tiền, một lần cúng cả mấy chục triệu cho nhà chùa, nhưng họ vẫn là vỡ nợ, vẫn là phá sản. Tại vì sao ?
Vì họ không có phước báo đó mà.
Còn những người tuy không giàu có, thậm chí họ rất nghèo khổ, trong túi không có được một đồng, người khác cho họ chén cơm, họ sẵn sàng chia sẻ nửa chén cơm cho người khốn khổ hơn, họ chẳng nệ sự thiệt thòi của bản thân chỉ mong sao có thể làm lợi ích cho người khác.
Cái tâm bố thí này của họ là thanh tịnh, nên phước báo của họ nhất định là vô cùng to lớn.
Thời gian trước có một người đến nói với tôi rằng:" Tôi nghe người ta nói cúng dường cho chùa thì sẽ cầu được ước thấy. Nên tôi mỗi khi đi chùa đều mua chai dầu ăn đến cúng cho chùa, làm được vài ba lần thì tôi không còn muốn đi chùa nữa".
Tôi hỏi anh tại sao, thì anh trả lời rằng:"
Chùa gì mà chẳng linh gì cả, tôi đã cúng hết ba chai dầu ăn cho chùa chỉ để cầu cho việc làm ăn của tôi thuận lợi, vậy mà tôi có thấy khá lên chút nào đâu.
Vì giận quá nên tôi không đi nữa".
Rồi anh lại hỏi tôi có biết lý do vì sao mà sự cầu nguyện của anh không linh không ?
Tôi nói rằng:" Anh không được như nguyện đó là vì anh mang cái tâm bất kính, cái tâm vụ lợi để mà cúng dường, cho nên anh chẳng những không có được tí phước báo nào mà còn tạo thêm ác nghiệp cho mình.
Công việc làm ăn của anh không thể khá lên, đạo lý chính là ở chổ này".
Chúng ta ai cũng muốn mình có thật nhiều phước báo, thật nhiều niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống, thì cần phải như lý, như pháp mà tu phước, tức là luôn vì lợi ích của tất cả chúng sanh mà làm.
Được như vậy thì phước báo dù không có lòng mong cầu, mà vẫn được viên mãn tròn đầy như cổ Đức chổ thường nói:
" Người tích chứa điều thiện, phước đức tự có dư".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm