Thứ tư, 24/07/2019, 14:52 PM

Tu tập tâm từ bi để xóa tan nóng giận

Từ tâm mang lại sự mát mẻ, an lạc cho những ai hằng trưởng dưỡng, tu tập làm cho một trong tứ vô lượng tâm được phát triển mạnh mẽ. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật tán thán công năng của tâm từ có tác dụng đối trị và lấn át sân hận.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Quan điểm của đạo Phật về sự nóng giận

Cụ thể trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật đã tán thán công năng của tâm từ như sau:

Bài liên quan

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như từ tâm giải thoát. Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, hay sân đã sanh được đoạn tận."

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Chương I - Một Pháp)

Theo đạo Phật, sự nóng giận là một loại xúc cảm tiêu cực và nó thường dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối cho bản thân và cho những người có liên quan. Sự nóng giận thường ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ xã hội, khiến cho những người vốn dĩ thân quen trở thành kẻ thù của nhau, thậm chí là trở thành những người không đội trời chung.

Giận là một trong ba thứ độc hại (tam độc: tham, sân, si), là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng sinh tạo nghiệp bất thiện để rồi trôi lăn mãi trong luân hồi sanh tử. Giận chẳng những làm cho chúng ta đau khổ trong đời này mà còn trong đời sau nữa. Nó che lấp tâm trí chúng ta, cho nên chúng ta không thể nào thấy được sự thật của mọi sự vật hiện một cách đúng đắn, không thể nào đạt được giải thoát, không thể nào đạt được niềm hạnh phúc đích thực.

Đức Phật đã dạy rằng: “Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” (Một đốm lửa sân, có thể đốt cháy muôn mẫu rừng công đức). Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói:

Đức Phật đã dạy rằng: “Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” (Một đốm lửa sân, có thể đốt cháy muôn mẫu rừng công đức). Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói: "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai" (Một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra). Ảnh minh họa

Mỗi khi người ta nổi giận thì thường không kiểm soát được những ý nghĩ, hành động và lời nói của mình. Vì thế mà trong lúc tức giận, người ta thường có những hành động bộc phát, những lời nói khiếm nhã gây ra nhiều tai hại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đôi khi những hậu quả gây ra trong lúc tức giận ấy làm cho người ta phải ân hận, đau khổ, và dằn vặt suốt cả quãng đời còn lại.

Bài liên quan

Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy rằng: “Nhất sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” (Một đốm lửa sân, có thể đốt cháy muôn mẫu rừng công đức). Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói: "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai" (Một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra).

Về nguyên nhân khiến cho chúng ta nổi giận, hầu hết mọi người đều cho rằng, do những tác nhân ở bên ngoài tác động làm cho chúng ta nổi giận, như là do bị người khác xúc phạm, do gặp phải những sự kiện, những hoàn cảnh không như ý muốn,... Nhưng theo đạo Phật thì không có ai làm cho ta nổi giận cả, chính chúng ta làm cho mình nổi giận. Dù cho người ta có làm gì đi nữa, dù cho chúng ta có lâm vào tình cảnh thế nào đi nữa, chúng ta cũng không hề nổi giận nếu như chúng ta không có những hạt giống của sự tức giận ở trong tâm mình, hoặc là hạt giống tức giận đã bị suy yếu.

Hay nói rõ hơn, sự tức giận xuất phát từ trong tâm của chúng ta, do tác nhân bên trong bản thân chúng ta chứ không phải do những tác nhân bên ngoài. Tức giận là một cách chúng ta tự vệ, tự bảo vệ cái ngã của mình. Chúng ta nổi giận bởi vì cái ngã của chúng ta bị xâm phạm, bị thương tổn. Người nào sự chấp ngã càng cao thì càng dễ nổi giận. Chính hạt giống vô minh và chấp ngã ấy là nguyên nhân chủ yếu của sự tức giận. Và giận còn là nhân tố làm phát sinh những tâm lý tiêu cực, không lành mạnh khác, chẳng hạn như tâm ghen ghét, ganh tỵ, ác độc, thù hằn,...

Xóa tan nóng giận bằng tâm từ bi

Từ tâm mang lại sự mát mẻ, an vui đó là tấm lòng hiền hòa bác ái mong muốn sự an lành, hạnh phúc đến những chúng sanh khác để rồi tự thân được an vui và người khác khi được cộng hưởng tâm từ cũng cảm nhận được sự bình an, hoan hỉ. Ảnh: Internet

Từ tâm mang lại sự mát mẻ, an vui đó là tấm lòng hiền hòa bác ái mong muốn sự an lành, hạnh phúc đến những chúng sanh khác để rồi tự thân được an vui và người khác khi được cộng hưởng tâm từ cũng cảm nhận được sự bình an, hoan hỉ. Ảnh: Internet

Tâm sân hằng đốt nóng tâm can người bị phiền não chi phối và đem lại nhiều tác hại to lớn khi tức giận liên tục trong một thời gian dài dễ dẫn đến nhiều hiểm họa to lớn, gây nên nhiều bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn dắt chúng sanh tạo nên nhiều ác nghiệp bởi những thân, khẩu, ý bất thiện tạo nên khổ đau cho mình và cho người khác. 

Bài liên quan

Ngược lại, từ tâm mang lại sự mát mẻ, an vui đó là tấm lòng hiền hòa bác ái mong muốn sự an lành, hạnh phúc đến những chúng sanh khác để rồi tự thân được an vui và người khác khi được cộng hưởng tâm từ cũng cảm nhận được sự bình an, hoan hỉ. Những ai hằng nuôi dưỡng từ tâm sẽ gặt hái được nhiều lợi ích to lớn ngay trong hiện tại đó là sự an vui về mặt nội tâm và nhiều phước lành cao thượng khi thân tâm được an trú trong tâm từ hiền hòa, mát mẻ, bình an. 

Theo đạo Phật, chúng ta không nên kìm nén, cũng không để cho cơn giận thể hiện một cách tự do, mà chúng ta nhận diện nó ôm lấy nó với tâm yêu thương của mình. Mỗi khi nổi giận, chúng ta phải ý thức rõ là sự tức giận đang nảy sinh, nhận diện nó một cách trung thực chứ không nên giả vờ như là chúng ta không có tức giận gì cả. Chúng ta nhận diện cơn giận của mình, thừa nhận sự hiện hữu của nó, đồng thời giữ cho tâm mình được an tĩnh bằng cách tập trung vào hơi thở, thở nhẹ và sâu, sau đó trải lòng từ bi đến cơn giận của mình, dùng tình thương để ôm ấp cơn giận, chứ không phải là kìm nén nó, và nhìn thật sâu vào bản chất của cơn giận, quán chiếu về những hậu quả khổ đau mà sự tức giận có thể gây ra cho mình và người. Khi chúng ta ôm cơn giận vào lòng với tâm thương yêu như thế, chúng ta cũng có thể trải lòng thương yêu đến người đã khiến cho ta nổi giận.

Tu tập tâm từ bi, thương yêu bản thân mình và thương yêu mọi người cũng là một giải pháp tốt để điều phục và chuyển hóa sự tức giận. Ảnh: Internet

Tu tập tâm từ bi, thương yêu bản thân mình và thương yêu mọi người cũng là một giải pháp tốt để điều phục và chuyển hóa sự tức giận. Ảnh: Internet

Bài liên quan

Để chế tác năng lượng giúp chúng ta điều phục và chuyển hóa sự tức giận, Đức Phật dạy chúng ta tu tập hạnh nhẫn nhục. Thực hành hạnh nhẫn nhục có nghĩa là chúng ta luôn giữ cho tâm mình được bình lặng, chừng mực, không phản ứng mạnh, không chống đối lại trước sự công kích, làm nhục, gây hại của người khác, mặc dù chúng ta đủ khả năng để phản kháng. Khi nhẫn nhục như thế, lòng chúng ta không khởi lên oán hận, thù ghét, cũng không có sự đè nén, gồng ép mà luôn cảm thấy thanh thản và tràn ngập lòng thương yêu, tha thứ và bao dung.

Tu tập tâm từ bi, thương yêu bản thân mình và thương yêu mọi người cũng là một giải pháp tốt để điều phục và chuyển hóa sự tức giận. Để nuôi lớn tâm từ bi của mình thì trước hết chúng ta phải trải tâm từ bi đến những người thân yêu nhất của mình, luôn luôn thương yêu họ, đối xử ân cần, hòa nhã với họ và tìm cách đem lại niềm hạnh phúc cho họ, tránh những hành vi, những lời nói, hay việc làm có thể làm tổn thương họ, làm cho họ đau khổ. Sau đó chúng ta nới rộng dần đối tượng thương yêu của chúng ta, nới rộng dần đến những người xa lạ, những người đã và đang làm cho ta đau khổ, làm cho ta giận hờn. Với tâm từ bi, luôn muốn đem lại hạnh phúc, an vui cho người khác thì hạt giống của sự tức giận ở trong ta sẽ không còn có cơ hội nảy sinh, không còn có dịp để biểu hiện vì chúng ta không bao giờ muốn người khác phải đau khổ vì mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm