Nước mắt và tâm từ bi của một vị thiền sư
Có một người thanh niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, tu tập và trụ trì một tu viện ở rất xa. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của ngài nên đến xuất gia làm đệ tử.
Ngài luôn dạy các đệ tử nên đoạn trừ thế duyên cần cầu tự mình liễu ngộ chân lý, tinh tấn khơi dậy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha. Và ngài nhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có khả năng đạt được giải thoát.
Một ngày nọ, từ nơi quê hương xa xôi của ngài truyền đến hung tin: người con duy nhất của thiền sư lúc chưa xuất gia đã lâm trọng bệnh qua đời.
Các đệ tử của ngài sau khi nhận được tin này cùng nhau tụ tập lại luận bàn, họ đưa ra hai vấn đề như sau: một là, nên hay không nên báo tin buồn này cho sư phụ biết? Hai là, khi sư phụ nghe tin bất hạnh này rồi sẽ có phản ứng thế nào?
Cuối cùng họ đi đến kết luận: Sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi, đứa con duy nhất đó dù sao thì cũng là con của ngài, nên báo tin không vui này cho ngài biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu hành đến mức cao như vậy rồi nếu nghe tin đứa con duy nhất chết thì cũng chỉ thản nhiên thôi.
Thế là họ cùng nhau đi đến báo tin này cho thiền sư, khi vị cao tăng vừa nghe tin thì lòng buồn ruời rượi và hai dòng nước mắt cứ lăn dài xuống má. Các đệ tử vừa nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy thì cảm thất rất lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời gian dài tu hành như vậy mà cũng không đoạn trừ được thế duyên.
Trong nhóm đệ tử có một người can đảm đứng ra chắp tay hỏi ngài: “Sư phụ, bình thường sư phụ thường dạy chúng con đoạn trừ thế duyên, cần cầu giải thoát phải không? Sư phụ xuất gia đã lâu vì sao nghe tin con chết lại đau khổ nhiều như vậy, như thế có phải là ngược lại tất cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn thường dạy chúng con không?
Trong đôi mắt đẫm lệ, thiền sư ngước lên nói:
“Tôi dạy các người đoạn trừ tình cảm thế tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy các người sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình, mà từ thành tựu của chính mình đem lại lợi ích an vui cho nhân loại.
Mỗi một chúng sanh lúc chưa giác ngộ đều có những người thân ra đi, đều làm cho họ đau lòng, đứa con của ta cũng là một trong những chúng sanh, tất cả chúng sanh giống như con của ta, ta vì những đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi đau của tất cả chúng sanh chưa chứng ngộ của thế gian mà khóc vậy” !
Sau khi các đệ tử nghe lời ngài dạy, trong lòng tràn đầy thương cảm, mở rộng tình thương tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát.
Đây là câu chuyện có thật làm xúc động lòng người, nói rõ động cơ và mục tiêu của việc tu hành. Nếu một người đáng được tôn kính thì người đó phải xác lập được việc tu hành của mình là vì mang đến lợi ích cho chúng sanh mà không vì lợi ích cá nhân như thế mới thành tựu đích thực ý nghĩa của việc xuất gia, đó là con người đứng trên những con người, khó mà lấy gì để so sánh được.
Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy rõ tinh thần của Phật giáo lấy tâm từ bi làm gốc, như thế mới có thể làm cho vạn vật tìm được chỗ trú chân. Cũng có thể nói đó là tinh thần “không mà không phải không”, vô ngã là không, từ bi là không phải không.
Tuy biết là vô ngã mà không bỏ đi từ bi đó là không mà không phải không; tuy hành hạnh từ bi mà không chấp trước có ngã đó là không phải không mà không.
Khi một người không hiểu rõ nghĩa của “không” thì không có khả năng thực hành được pháp tu quán tất cả chúng sanh và mình là không phải hai và không có sự khác biệt, như vậy tuy cũng có từ bi nhưng không phải chân thật từ bi. Đó là vì sao các đệ tử của cao tăng trước phải nhập vào tánh không sau đó mới có thể luận đàm nghĩa mình và vạn loại là một không có sự sai khác.
Phải nhập vào không tánh thì mới có từ bi đích thực. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Khi các Bồ tát quán thấu triệt tất cả các pháp vốn bình đẳng, không khởi lên tâm niệm có oán có thân. Bồ tát nhìn chúng sanh bằng đôi mắt của tình thương không ân không oán, xem tất cả đều là thiện tri thức vì họ mà thuyết pháp hướng dẫn cho họ con đường để có thể tu tập.
Trong thế giới bao la này biết bao nhiêu là chúng sanh tham đắm ngũ dục, không biết ân nghĩa, không biết hướng thiện, tội ác lan tràn. Nếu Bồ tát không quán tất cả bình đẳng thì làm sao có khả năng hoà nhập vào đời thương tất cả chúng sanh như con mình để mà độ họ”.
Đức Phật cũng đã nói trong kinh Niết Bàn rằng: “Ta yêu tất cả chúng sanh như con một. Chỗ khác biệt của Bồ tát và Tiểu thừa là từ bi. Phật dạy ba độc tham sân si là nguyên nhân của tất cả khổ đau, tu Tiểu thừa phải đoạn trừ tham sân si, nhưng tu Đại thừa thì không đoạn mà dùng nó để độ chúng sanh. Vì sao?
Nguyệt Khê đại sư nói: “tham là tham độ chúng sanh làm cho thành Phật đạo, sân là quở trách chúng sanh tán thán đại thừa, si là nhận chúng sanh lám con. Bồ tát không đoạn trừ tham sân si không phải là bồ tát mê chấp mà là vì lòng từ thương chúng sanh mà không đoạn”.
Từ bi là gì? có phải là thứ tình cảm bình thường mà chúng ta thường nói không? “từ” là mang niềm vui đến “bi” là làm cho hết khổ. Làm cho chúng sanh thoát khỏi bể khổ sanh tử và đạt được niềm vui chân thật đó mới đúng nghĩa của “từ bi”.
Trong giáo lý của đạo Phật phân từ bi thành ba loại. “Chúng sanh duyên từ” đó là xem tất cả chúng sanh trong tam đồ lục đạo như cha mẹ anh em một nhà do đó mà thường luôn tìm cách đem niềm vui và dứt hết khổ đau cho họ.
Hai là “pháp duyên từ” đó là mình phá bỏ chấp trước nhân ngã, luôn tuỳ theo mong cầu của chúng sanh mà làm cho lìa khổ được vui.
Ba là “vô duyên từ” đó là tâm của chư Phật, biết được các duyên vốn không thật, điên đảo hư vọng cho nên tâm không chỗ duyên, nhưng lại làm cho tất cả chúng sanh tự nhiên đạt được lợi ích của sự dứt khổ và đạt được an vui.
Do có “chúng sanh duyên từ” mới có khả năng nhập vào “pháp duyên từ” và “vô duyên từ”. Nếu không có thành tựu về chúng sanh, thành tựu về duyên, thành tựu về từ bi thì hành giả tu đại thừa cũng không cả khả năng thành tựu. Nước mắt của thiền sư vì vậy mà rơi, Bồ tát nhìn thấy chúng sanh ở thế giới ta bà mê muội, đến chết mà cũng chưa ngộ. Như vậy không phải từng ngày từng ngày nước mắt lòng rơi đó sao?
Lâm Thanh Huyền, Như Nguyện dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm