Từ thiện xã hội trong giáo lý Phật giáo
“Phụng sự chúng sinh là cúng dàng chư Phật” là phương châm nhập thế cơ bản của đạo Phật. Dưới ánh hào quang của đức Phật, cùng tinh thần bác ái, “thương người như thể thương thân” của người dân Việt Nam.
> Hoạt động từ thiện xã hội - Một phương thức nhập thế của Phật giáo
Từ khi có mặt trên đất nước Việt Nam đến nay, đã hơn hai nghìn năm trôi qua, Phật giáo như người bạn thủy chung, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trên mọi nẻo đường, đồng cam cộng khổ cùng dân tộc. Khi đất nước đứng trước mối nguy bị xâm lăng, đồng bào Phật giáo cùng với nhân dân đồng lòng đứng lên, đoàn kết sức mạnh đánh đuổi quân thù, mang lại bình yên cho tổ quốc; khi đất nước bình yên, Phật giáo lại cùng nhân dân xây dựng đất nước. Chính vì thế mà:
"Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất".
Trải qua gần 2000 năm tồn tại và phát triển, với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, chân lý sống đẹp, đề cao đạo đức, đề cao tính thiện, đạo Phật đã thực sự trở thành tôn giáo truyền thống của người Việt. Phật giáo đang tiếp nối lịch sử, đoàn kết để làm tròn sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới. Cùng với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang hòa mình cùng với dòng chảy phát triển của đất nước ta về mọi mặt từ công cuộc xây dựng tổ quốc đến đời sống xã hội. Trong đó, từ thiện xã hội của Phật giáo là hoạt động thường xuyên, giàu ý nghĩa và đã đem lại những kết quả to lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc ổn định đất nước, an sinh xã hội.
Từ thiện xã hội trong giáo lý Phật giáo
Điểm chung của các tôn giáo là giá trị đạo đức, luôn hướng con người ta đến cái thiện, chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái
Phật Thích Ca dạy: đạo đức là từ bi
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”.
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, cũng nhấn mạnh "Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới".
Dành cả thanh xuân để làm từ thiện
Phật giáo lấy từ bi làm gốc, lòng yêu thương bao trùm cả muôn loài, luôn khuyên răn con người làm việc thiện, tránh việc ác, điều đó thể hiện rõ nét trong giáo lý Phật giáo, cụ thể như trong các phạm trù: Bố thí, từ bi, nguyên lý "phụng sự chúng sinh tức là cúng dàng chư Phật"...:
Bố thí: là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ. Bố là chia bày ra, thí là trao tặng, “bố thí” là đem năng lực vật chất như của cải tiền bạc của mình hiến dâng chia tặng cho người, bao gồm sự giúp đỡ những kẻ nghèo đói bệnh tật hoạn nạn, những người cần sự giúp đỡ về một phương diện nào đó, như hành động bố thí thức ăn, tiền bạc vật dụng phẩm vật…
Từ bi: Theo Từ điển Phật học, Từ (Metta) là sự thương yêu chúng sinh và tạo cho chúng sinh sự an lạc; Bi (Karuna) là sự đồng cảm với nỗi khổ của chúng sinh.
Tỷ phú Warren Buffett chi gần 15 tỷ USD làm từ thiện trong 5 năm
Nguyên lý “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dàng chư Phật” của Phật giáo: Giáo lý của đạo Phật hướng con người đến cái thiện, đưa con người soi sáng đời mình bằng một lối đi chung, là cho đi không hề suy tính. Nhờ sự cúng dường chân chính của Phật tử và nhân dân thúc đẩy Tăng ni đã cố gắng càng cố gắng hơn trong nhiệm vụ cao cả của mình. Tăng ni và Phật tử phụng sự chúng sinh tốt chính là cúng dường chư Phật. Đạo Phật dạy cho con người mở lòng từ bi ở chỗ thể hiện lòng từ bi đó không giới hạn ở bất kỳ biên cương, bờ cõi, màu da, sắc tộc, giới tính, tuổi tác... Mọi người đều cần được chăm sóc, yêu thương lẫn nhau. Cách thức mở rộng tình thương yêu này làm tâm con người không bị giới hạn bởi bất kỳ hạn cuộc nào.
“Phụng sự chúng sinh là cúng dàng chư Phật” là phương châm nhập thế cơ bản của đạo Phật. Dưới ánh hào quang của đức Phật, cùng tinh thần bác ái, “thương người như thể thương thân” của người dân Việt Nam, đạo Phật ngày nay càng đến gần hơn với những người nghèo khổ, người bất hạnh thông qua các hoạt động thực tiễn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm