Tu và hành
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
Thế nào là tu tâm và tu tướng?
Tu, thường được hiểu là sửa sai, chỉnh đốn, tu bổ, làm mới…
Trong Phật giáo, Tu có nghĩa là thay đổi tánh hư tật xấu theo khung giới cơ bản, tránh xa mọi tệ nạn cám dỗ; loại bỏ mọi tánh phàm tục, để tự trong sạch đời sống cá nhân, hướng đến cuộc sống cao thượng.
Giới luật là khung rào, là thước đo cho mọi hành vi, ý tưởng và lời nói theo chuẩn mực thánh thiện. Giới có giới tại gia, giới xuất gia, luật Tứ phần, Bồ tát giới, Thập thiện…Ngoài giới luật, còn có thập kiết sử, sở tri chướng phân tích trạng thái tâm thất niệm loạn tưởng; có nhiều phương cách dẫn tâm váo chánh niệm; hướng dẫn nếp sống theo tám con đường chánh “Các Tỳ-kheo, đây là chân lý cao cả về con đường đưa đến khổ diệt: chính là con đường Tám nẻo cao cả, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định”
37 phẩm tợ đạo như: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát thánh đạo phần.
Người Phật tử sơ tâm đến với Đạo, chỉ cần thọ Tam quy, trì ngũ giới, sau thời gian học hỏi, tìm hiểu kỷ về đời sống của một tín đồ chân chánh, phát tâm thọ trì thêm Bồ tát giới, hành Thập thiện nghiệp…để thân – khẩu – ý đi dần vào chánh nghiệp
Tu trong ba phạm vi: Thân – khẩu – ý
Thập là mười việc thiện được thực hiện qua thân (3), khẩu (4) và ý (3).
Theo kinh Thập thiện nghiệp, lợi ích bao gồm:
Thân không sát hại sinh vật lợi ích:
a) Tất cả chúng sinh đều kính mến.
b) Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh.
c) Trừ sạch thói quen giận hờn.
d) Thân thể thường được khỏe mạnh.
đ) Tuổi thọ được lâu dài.
e) Thường được Thiên thần hộ trợ.
ê) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ.
g) Trừ hết các mối oán thù.
h) Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
i) Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.
Thân không trộm cướp lợi ích:
a) Tiền của có dư không bị nạn giặc giả cướp mất, chánh quyền tịch thâu, không bị nạn lụt trôi, lửa cháy và con cái phá tán.
b) Được nhiều người tin cậy
c) Không bị lừa dối, gạt gẫm.
d) lòng ngay thẳng của mình được mọi người khen ngợi.
đ) Lòng được an ổn, không lo sợ vì sự tổn hại gì cả.
e) Khi chết rồi được sanh lên cõi Trời.
Không tà dâm, không quan hệ tình dục bất chính lợi ích:
a) Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.
b) Đoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu.
c) Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái.
d) Được tiếng tốt, người đời khen ngợi.
Khẩu bất vọng ngữ nghĩa là không dối gạt người, không nói lời không chân thật, phải nói trên sự thật:
1. Bất lưỡng thiệt không nói lưỡi đôi chiều, đâm bị thóc, thọc bị gạo.
2. Bất ác khẩu. không nói lời hung dữ, văng tục, chửi thề, nói lời độc địa.
3. Bất ỷ ngữ không dùng lời phù phiếm, nói những chuyện không mang lại lợi ích.
4. Đem lại lợi ích:
a) Miệng thường thơm sạch.
b) Thế gian và nhân, thiên đều kính yêu.
c) Lời nói không lầm lộn và vui vẻ.
d) Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.
đ) Được hưởng lạc thú như ý nghuyện và ba nghiệp đều sạch.
Ý không tham (tham ngũ dục lạc, sắc, danh, lợi, ăn, ngủ) đem lại lợi ích:
a) Ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được tự tại, vì nhân các căn đều đầy đủ.
b) Của cải không mất mát, hay bị cướp giựt.
c) Phúc đức tự tại.
d) Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.
Không sân:
a) Không khổ não.
b) Không giận hờn.
c) Không tranh giành.
d) Tâm nhu hòa ngay thẳng.
đ) Tâm từ bi như Phật.
e) Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh.
f) Thân tướng trang nghiêm, chúng sinh đều tôn kính.
g) Có đức nhẫn nhục, được mau sanh lên cõi Phạm Thiên.
Ý không si mê tà kiến (không hiểu biết chân thật - hiểu biết lầm lạc, không tỉnh táo sáng suốt - nghiện ngập, mê ngủ):
a) Được ý vui chơn thiện và bạn chơn thiện.
b) Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.
c) Chỉ quy y Phật, chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo.
d) Tâm sanh ngay thẳng, chánh kiến.
đ) Sanh lên cõi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác.
e) Phúc huệ không lường, thường tăng lên mãi.
ê) Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo chánh.
g) Không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp.
h) Yên ở vào nơi chánh kiến.
i) Khỏi bị nạn dữ.
Nói chung tu là sửa căn cứ theo giới luật được thọ trì.
Hành: Ngoài vấn đề thực hiện giới luật, chữ Hành bao gồm việc hành trì một pháp môn để tâm linh được tiến hóa, thăng hoa đưa đến giác ngộ giải thoát.
Giáo lý thực hành không chỉ dành riêng cho Tăng sỹ; người tu tại gia có chí hướng và năng lực cũng có thể hành trì một pháp môn thích hợp với căn cơ của mình; không nhất thiết nơi rừng núi hay thị thành, miễn giữ tâm an định, không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Ngài Xá Lợi Phất nói: "Một người có thể sống trong rừng miệt mài với sự tu tập khổ hạnh, nhưng cũng có thể đầy những tư tưởng xấu xa, bất tịnh, một người khác có thể sống trong làng mạc hay thị thành, không thực hành kỷ luật ép xác nhưng tâm người đó có thể trong sạch không có cấu bẩn. Trong hai người ấy, Ngài Xá Lợi Phất bảo người sống trong sạch giửa làng mạc thị thành nhất định là cao cả hơn người sống trong rừng nhiều". Như vậy Phật tử tại gia cũng vẫn được "thừa tự pháp" như bậc xuất gia.
Đức Phật chỉ đưa ra giải pháp, còn việc thực hiện hay không do chính chúng ta. Người có tâm hướng thượng, không chỉ là một tín đồ sùng Phật mà phải là người hành trì để đi đến quả vị giác như chư Phật.
Đức Phật xác định: "Các người nên làm công việc của mình, vì các đức Như Lai chỉ dạy con đường mà thôi".
Tiến trình tu tập các quả vị gồm năm giai tầng gọi là ngũ thừa, gồm:
Nhân thừa: Nếu muốn ứng dụng nhân thừa việc trước tiên phải phát tâm quy y Tam bảo, đây chính gieo duyên với Phật, Pháp, Tăng trong nhiều đời. Xây dựng cho con người có một nhân cách hoàn thiện.
Thiên thừa: Con đường sanh lên cỏi trời nếu người đó thực hiện mười pháp thiện (thập thiện) gọi thông thường là Thập thiện nghiệp đạo được chia làm 2 phần: tiêu cực và tích cực.
Thinh văn thừa: Đây Pháp nền tảng giáo lý đạo Phật nó đưa hành giả từ phàm đến thánh.
Duyên giác thừa: Đây là con đường của hành giả tu theo 12 nhân duyên (thập nhị nhân duyên) bao gồm: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, tử. Do thấu rõ lý duyên sinh của mọi pháp nên hành giả đạt được qủa Duyên giác. Đây là con đường chấm dứt sự khổ đạt được qủa vị Niết Bàn.
Bồ tát thừa: Đây là con đường thực hành Bồ tát hạnh con đường độ tha.
Đọc lại lời nhắc nhở tu hành của Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Tóm lại; Tu và hành tuy một mà hai, có thể nói hai trong một, vì tu sửa mà không hành trì một pháp môn như chim thiếu cánh; Hành trì mà không giữ giới lạc vào tà giáo. Tinh tấn là luôn quán xét lại đời sông giữa tu và hành của chúng ta, nếu muốn thoát ly sanh tử.
Như Lai đã đến tuổi. Đời sống của Như Lai quả là ngắn ngủi. Rời các con Như Lai sẽ ra đi. Như Lai đã tự mình làm chỗ nương tựa cho mình. Hỡi các Tỳ-kheo, hãy tinh tấn, giữ tâm niệm và sống đời đạo hạnh. Hãy giữ gìn tâm các con bằng những tư tưởng có chiều hướng tốt. Những ai kiên trì, cố ghép nếp sống của mình trong những khuôn khổ dạy trên sẽ bước ra khỏi con đường phiêu bạt vô định của đời sống và chấm dứt khổ não.
Các Tỳ-kheo, đây là chân lý cao cả về khổ nhân: chính ái dục dẫn đến tái sanh, cùng kết cấu với hỷ và tham, tìm kiếm thú vui nơi này, chỗ khác. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm