Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chánh niệm, tỉnh giác là gì?

Trong Đạo Phật có một phương pháp làm tăng độ nhạy cảm để trải nghiệm sâu và chính xác được gọi là chánh niệm tỉnh giác.

Trải nghiệm rất quan trọng để đi tới tự do và đạo đức. Độ sâu của trải nghiệm sẽ đưa đến độ sâu của hiểu biết. Độ sâu của hiểu biết sẽ đưa đến độ rộng của lựa chọn. Độ rộng của lựa chọn đưa đến độ lớn của tự do và độ lớn của tự do sẽ đưa đến độ dày của đạo đức.

Chánh niệm là ghi nhận chính xác. Tỉnh giác là rõ ràng, không sai lầm. Ảnh: Làng Mai

Chánh niệm là ghi nhận chính xác. Tỉnh giác là rõ ràng, không sai lầm. Ảnh: Làng Mai

Đạo đức và tự do không thể tách rời trải nghiệm. Trải nghiệm có mặt mọi lúc và mọi nơi, bất cứ lúc nào và ở đâu có cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ. Mức độ nhạy cảm sẽ quyết định cường độ trải nghiệm. Chú ý, quan sát và cho phép cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ tự do bao nhiêu, mức độ nhạy cảm sẽ càng tăng bấy nhiêu.

Ví dụ: Chúng ta uống một ly trà trong lúc đọc báo. Sự chú ý, quan sát của chúng ta đối với trà bị chi phối bởi việc đọc báo. Cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta cũng bị nội dung của bài báo chiếm lấy. Chúng ta không còn hoặc còn rất ít nhạy cảm đối với trà. Kết quả, chúng ta không đủ nhạy cảm để trải nghiệm sâu về trà. Hương vị thực chất của trà chúng ta không thể nào chạm tới được. Từ đó, chúng ta bắt đầu có những nhận thức sai về trà. Hành vi bắt nguồn từ nhận thức sai đó cũng bắt đầu đi kèm theo. Hậu quả cố chấp từ nhận thức sai (do trải nghiệm không đủ sâu) có thể còn kéo dài rất lâu về sau nữa.

Trong Đạo Phật có một phương pháp làm tăng độ nhạy cảm để trải nghiệm sâu và chính xác được gọi là chánh niệm tỉnh giác.

Chánh niệm là ghi nhận chính xác. Tỉnh giác là rõ ràng, không sai lầm. Chánh niệm tỉnh giác là ghi nhận chính xác, rõ ràng và không sai lầm (trong giây phút hiện tại). Bất cứ cái gì diễn ra, trên thân, ngoài thân hay trong tâm ở hiện tại đều được chánh niệm tỉnh giác ôm lấy. Không cố giữ, cũng không xa lánh. Chỉ đơn giản quan sát và ghi nhận. Quan sát càng sâu, ghi nhận càng rõ. Cảm giác, cảm xúc và suy nghĩ sẽ trở nên nhạy cảm và tự do theo khả năng chánh niệm tỉnh giác.

Trải nghiệm sâu sắc sẽ bắt đầu mở ra từng lớp. Hiểu biết cũng sâu sắc theo trải nghiệm sâu sắc. Rất tự nhiên, trải nghiệm sâu sắc và hiểu biết sâu sắc sẽ đưa người có trải nghiệm sâu sắc và hiểu biết sâu sắc đến nhân ái, minh triết và tự do.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Không quyến luyến, không trốn tránh

Phật giáo thường thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Phật giáo thường thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Bài kệ hồi hướng sau khi tụng kinh, niệm Phật?

Phật giáo thường thức 17:30 18/09/2024

Hỏi: Tụng kinh niệm Phật hồi hướng vãng sanh cho người nhà, nên tụng một bộ rồi hồi hướng, hay là mỗi ngày tụng xong rồi hồi hướng? Phải nên hồi hướng bằng bài kệ hồi hướng nào?

Tụng kinh Địa Tạng như thế nào khi hằng ngày rất bận rộn?

Phật giáo thường thức 16:00 18/09/2024

Hỏi: Con bận rộn công việc, không có cách gì ngày ngày tụng kinh. Vậy con nên tụng Kinh Địa Tạng như thế nào để hồi hướng cho tổ tiên và oan gia trái chủ?

Xem thêm