Tụng kinh bớt khổ
Mỗi lần tụng kinh sẽ giúp ta bào mòn khối si mê, giúp ta bừng vỡ sáng suốt. Hãy tụng đọc kinh Phước Đức, kinh Thương yêu, kinh Thần lực Quan Âm, thần chú Đại bi thì gia đình sẽ hòa thuận, bình an may mắn, con cháu ngoan hiền hiếu thảo, vạn sự được cát tường như ý. Điều này chắc chắn không sai.
Tụng là đọc một cách chuyên tâm chú ý, có vần điệu hài hòa; kinh là lời dạy của đức Phật, của các bậc Thánh, Tăng, phù hợp với chân lý, đúng với sự thật và có tác dụng năng cao trí tuệ, chuyển hóa khổ đau, hướng tới giải thoát giác ngộ.
Tụng kinh là để tưới tẩm những hạt giống tuệ giác và thương yêu có sẵn trong mỗi người ta .
Tụng kinh là một phần công phu rất quan trọng, giúp hành giả từng bước nâng cao phước đức và trí tuệ. Quan trọng nhất khi chúng ta tụng kinh thì phải có sự chú tâm, tỉnh giác, chánh niệm.Nếu tụng kinh như một cái máy, xem trọng chất giọng âm điệu hay, dở mà tâm không theo với câu kinh thì hiệu quả sẽ rất hạn chế .
Nhiều Phật tử trong chúng ta đã tụng kinh mấy mươi năm rồi mà vẫn chưa ngộ được lời Phật dạy, vẫn lay hoay phiền khỏi lòng vòng . Tụng kinh cần kiên trì và chú tâm, sẽ có một ngày tự nhiên vỡ ra và ta bắt đầu thấu hiểu. Mỗi khi tụng như là một nhát búa sắc bén chém vào khối vô minh tham chấp nhiều đời của ta.
Âm vàng lời kinh của Đức Phật từ bi sẽ đi vào tâm ta,mỗi ngày một ít và sẽ soi sáng con đường ta đi. Một ngày, ít nhất vào buổi tối, chúng ta nên quây quần cả nhà tụng một bài kinh ngắn sẽ giúp cho chúng ta và cả nhà sống yêu thương hạnh phúc hơn.
Mỗi lần tụng kinh sẽ giúp chúng ta bào mòn khối si mê và giúp ta bừng vỡ sáng suốt. Hãy tụng đọc kinh Phước Đức, kinh Thương yêu, kinh Thần lực Quan Âm, thần chú Đại bi thì gia đình sẽ hòa thuận,bình an may mắn, con cháu ngoan hiền hiếu thảo, vạn sự được cát tường như ý. Điều này là chắc chắn không sai.
Tụng kinh là nâng cao văn hóa, là sự hưởng thụ có ý nghĩa lớn của đời người.Tụng kinh sẽ giúp chúng ta bớt khổ, thêm vui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm