Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/05/2023, 07:30 AM

Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề có ý nghĩa gì trong Phật giáo?

Theo kinh “Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni”, Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sinh tử để hóa độ chúng sinh. Thờ tượng Bồ Tát Chuẩn Đề sẽ giúp chúng ta ngộ giải Phật quả, chuyển hoá duyên nghiệp,...

Ý nghĩa tượng Bồ Tát Chuẩn Đề trong Phật giáo

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang (tập I, tr.962), Chuẩn-đề, Phạn ngữ Cundi, Hán ngữ phiên âm là Chuẩn-chi, Chuẩn-nê, gọi đủ là Chuẩn-đề Quan Âm, Chuẩn-đề Phật Mẫu, Phật Mẫu Chuẩn-đề hay Thất-câu-chi Phật Mẫu. Chuẩn-đề có nghĩa là thanh tịnh.

Mật tông rất tôn sùng Chuẩn-đề, xếp Ngài vào một tôn vị trong Quán Âm bộ. Theo phái Đông Mật của Phật giáo Nhật Bản thì Chuẩn-đề là một trong 6 danh hiệu của Quán Âm, thuộc Liên Hoa bộ. Sáu danh hiệu này là:

1. Thiên Thủ Quán Âm;

2. Thánh Quán Âm;

3. Mã Đầu Quán Âm;

4. Thập Nhất Diện Quán Âm;

5. Chuẩn-đề Quán Âm;

6. Như Ý Luân Quán Âm.

Như vậy, Chuẩn-đề hay Chuẩn-đề Quan Âm chính là một trong những danh hiệu của Bồ tát Quán Âm.

Chuẩn Đề, Phạn ngữ là Cundì, Cunïdïhi (चुन्दी), dịch nghĩa là Năng hành, Thành thực hay Thanh tịnh.

Chuẩn Đề, Phạn ngữ là Cundì, Cunïdïhi (चुन्दी), dịch nghĩa là Năng hành, Thành thực hay Thanh tịnh.

Theo kinh “Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni”, Bồ tát Chuẩn Đề là hóa thân của đức Quán Thế Âm, thị hiện vào trong sáu đường sinh tử để hóa độ chúng sinh. Ngài là vị Bồ tát có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng cho những chúng sinh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi...

Bồ tát vì thương tưởng chúng sinh vốn nhiều chướng nạn như thân đa tật bệnh, trí tuệ kém cỏi hoặc lỡ đã tạo các ác nghiệp sâu dày... nên Ngài đối trước Phật tuyên nói thần chú, để giải trừ các hoặc nghiệp cho chúng sinh. Kinh Chuẩn Đề có nói:

“Bấy giờ đức Phật trụ tại vườn cây của hai ông Kỳ Đà, Tu Bạt, được bốn chúng và tám bộ cung kính vi nhiễu, lúc đó Bồ tát Chuẩn Đề vì thương tưởng đến chúng sinh thời mạt pháp nghiệp dày phước mỏng, nên Ngài vào định Chuẩn Đề tam muội, rồi thuyết pháp, thuật lại thần chú này là chỗ bảy trăm ức đức Phật đã nói: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, câu tri nẫm đạt điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha”.

Hình tượng của Bồ Tát Chuẩn Đề rất dễ nhận diện (tuy tương tự nhưng khác với hình tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay). Hiện thân của Ngài thường là tư thế ngồi kiết già, với 18 cánh tay, mỗi bên 9 cánh. Mão của Ngài đội là Mão Hoa Quang hoá hiện ra 5 vị Phật.

Trong 18 cánh tay, thì hai cánh tay trên cùng với tư thế kiết ấn Chuẩn Đề, tướng như tướng đang lúc thuyết pháp.

Tay phải thứ hai pháp khí thí vô uý, còn tay trái cầm phan như ý.

Hai tay thứ ba thì tay phải cầm gươm báu, tay trái cầm bông sen.

Hai tay thứ tư, một tay cầm chuỗi hạt Ni ma bảo châu, tay kia cầm sợi dây Kim Cang.

Hai tay thứ năm, một tay cầm trái la-ca-quả, tay kia cầm sợi dây Kim Cang.

Hai tay thứ sáu, một tay cầm pháp khí Búa, tay kia cầm Xa-luân.

Hai tay thứ bảy, một tay cầm thiết câu, tay kia cầm Pháp-loaHai tay thứ tám, một tay cầm chày kim cang, tay kia cầm bình như ý.

Hay tay thứ chín, một tay phải cầm xâu chuỗi dài, một tay cầm kinh Bát Nhã Ba La mật.

Những pháp khí mà Phật Mẫu Chuẩn Đề cầm đều mang một biểu pháp giáo hóa chúng sinh. Những pháp khí mà Ngài cầm ở tay phải như móc câu, búa, chày… là những khí vật hung dữ, có thể hàng phục chúng sinh cang cường, để họ quay hướng Chánh pháp. Bên trái Ngài cầm những báu vật như dải lụa, hoa sen, hộp kinh… đây là những thánh tài Phật pháp Ngài ban phát cho chúng sinh sau khi hàng phục để họ có thể tu tập giải thoát. Những pháp khí khác nhau mà Ngài cầm trong tay biểu thị cho uy lực vĩ đại của Ngài trong việc hàng trừ ma chướng cùng công năng màu nhiệm ủng chúng Phật tử, những người lập chí phát tâm tu học.

Một số lưu ý khi thờ tượng Bồ Tát Chuẩn Đề 

Khi thờ tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, chúng ta cần hiểu về hạnh nguyện của Ngài...

Khi thờ tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, chúng ta cần hiểu về hạnh nguyện của Ngài...

Nếu chúng ta hiểu rõ được những hạnh nguyện của Bồ Tát Chuẩn Đề thì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tu tập, hành trì, làm theo những lời dạy của Phật, của Bồ Tát thì sẽ được Ngài gia trì. Hạnh nguyện lớn nhất của Ngài là cứu độ các chúng sanh bệnh nặng, nghiệp chướng sâu dày có thể thoát khổ, thì chúng ta trong cuộc sống, khi thấy những chúng sanh này, cũng phải phát khởi lòng từ bi lân mẫn như Ngài, học tập Ngài, tận tâm tận lực cứu giúp họ thoát khổ. Làm được như vậy, chính là chúng ta chân thật kính ngưỡng và thờ phụng Ngài.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, việc thỉnh tượng Bồ Tát Chuẩn Đề về nhà chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ khi thờ Phật. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng Bồ Tát Chuẩn Đề là được.

Khi thờ tượng Bồ Tát Chuẩn Đề, quý vị nên chọn tôn tượng có kích thước, chất liệu phù hợp với điều kiện của gia chủ. Không nhất thiết phải là tượng Phật to lớn, đắt đỏ mà quan trọng là lòng thành, sự thành kính.

Mỗi hành giả trên bước đường tu cần đặt trọn vẹn niềm tin và tâm thành kính lễ, trì niệm thần chú Chuẩn Đề để cầu Bồ tát gia hộ, ngõ hầu vượt thoát khỏi chướng duyên, ma nghiệp là điều không thể thiếu trong các thời khóa công phu tu niệm hàng ngày của mỗi người Phật tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm