Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/01/2022, 08:28 AM

Ý nghĩa hình ảnh Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt

Quý vị thường thấy có thờ tượng của một vị Bồ Tát Nghìn Mắt Nghìn Tay. Vị Bồ Tát này hiệu là Bồ Tát Chuẩn Đề. Ta có thể thắc mắc tại sao vị Bồ Tát này có nhiều tay nhiều mắt quá vậy?

 Ta có thể thắc mắc tại sao vị Bồ Tát này có nhiều tay nhiều mắt quá vậy? Điều này rất dễ hiểu. Bởi vì năng lượng thương yêu trong Bồ Tát quá lớn, hai cánh tay không đủ để Ngài làm công việc độ đời, nên Ngài muốn có nhiều cánh tay để giúp được nhiều người cùng một lúc. Nhiều người trong chúng ta thật sự có nhiều hơn là hai cánh tay.

Có rất nhiều điều mình muốn thực hiện; ví dụ như muốn chăm sóc và bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, muốn giúp những người không cửa không nhà, những người nghèo đói, trẻ em mồ côi, trẻ em suy dinh dưỡng, các nạn nhân của chiến tranh, của thiên tai, những cô hồn ma trơi v.v… muốn làm công việc từ thiện, xã hội ở các nước nghèo, chậm tiến. Nếu nhìn cho thật kỹ, ta sẽ thấy có rất nhiều các vị Bồ Tát như thế đang có mặt quanh ta và đang hoạt động khắp nơi trên thế giới.

Đời sống của họ rất giản dị, tri túc, thế nhưng sự có mặt của họ thì cùng khắp, tình thương yêu của họ không có giới hạn. Họ làm việc không biết mệt mỏi. Họ yểm trợ các chương trình từ thiện và hành động nhiều cách để làm vơi bớt khổ đau cho kẻ khác. Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt không phải chỉ là những hình tượng bằng đất, bằng gỗ, bằng thạch cao được tôn thờ trong các chùa chiền, tự viện mà họ đích thực đang có mặt bằng xương bằng thịt ở khắp mọi nơi để làm công việc cứu độ. Tôi có quen biết một người phụ nữ người Hà Lan. Trong Thế Chiến Thứ Hai, bà đã cứu được mười ngàn người dân Do Thái thoát khỏi sự tàn sát khủng khiếp của chủ nghĩa Đức Quốc Xã (the Holocaust). Nếu gặp bà trên đường phố, có lẽ chúng ta sẽ không nhận ra được bà chính là một vị Bồ Tát, bởi vì bà ăn bận rất giản dị. Mình chỉ có thể nhận ra được bà là một vị Bồ Tát nếu mình biết được hành động cao cả ấy của bà mà thôi. Tuy rằng những vị Bồ Tát như thế chỉ có hai mắt, hai tay như bao người khác, nhưng nếu nhìn kỹ họ cũng có những con mắt ở phía sau lưng của họ, họ cũng có những cánh tay thật dài có khả năng duỗi ra thật xa. Họ thấy được nhiều điều và thấy rất xa.

Theo lời Bụt dạy, tình thương chân thật phải được phát sinh từ sự hiểu biết. Điều then chốt là phải đặt con mắt vào lòng bàn tay.

Theo lời Bụt dạy, tình thương chân thật phải được phát sinh từ sự hiểu biết. Điều then chốt là phải đặt con mắt vào lòng bàn tay.

Thực ra đức Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm có hơn ngàn cánh tay và trong mỗi bàn tay có một con mắt. Khi ta muốn làm một điều gì mà điều đó được thúc đẩy bằng tình thương thì trước hết ta cần phải thực tập nhìn sâu. Nhìn sâu mới hiểu được thực trạng, mà hiểu thì mới thương, mới giúp được. Nếu không hiểu thì những hành động thương yêu của ta sẽ không được xác thực, sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp. Ngược lại ta sẽ làm cho người ta thương khổ thêm. Đôi khi ta được thúc đẩy bởi ước nguyện muốn giúp đời, nhưng vì không hiểu bản chất của tình trạng, nên thay vì thương ta tạo thêm nhiều điều phiền toái, đỗ vỡ.

Ta muốn giúp người kia hạnh phúc, nhưng vì không hiểu nên càng giúp ta càng làm cho người kia khổ. Có thể quý vị quan tâm cho hạnh phúc của con trai hoặc con gái mình. Có thể quý vị nghĩ rằng những cái mình làm sẽ đem lại hạnh phúc cho con mình. Nhưng nếu nhìn kỹ lại, có thể quý vị sẽ thấy rằng mình đang gây khổ đau cho con mình vì mình thương mà không hiểu. Quý vị phải xét lại bản chất thương yêu của mình. Theo lời Bụt dạy, tình thương chân thật phải được phát sinh từ sự hiểu biết. Điều then chốt là phải đặt con mắt vào lòng bàn tay.

Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt không phải chỉ là những hình tượng bằng đất, bằng gỗ, bằng thạch cao được tôn thờ trong các chùa chiền, tự viện mà họ đích thực đang có mặt bằng xương bằng thịt ở khắp mọi nơi để làm công việc cứu độ.

Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt không phải chỉ là những hình tượng bằng đất, bằng gỗ, bằng thạch cao được tôn thờ trong các chùa chiền, tự viện mà họ đích thực đang có mặt bằng xương bằng thịt ở khắp mọi nơi để làm công việc cứu độ.

Trước khi hành động, ta phải nhìn vào lòng bàn tay xem thử bàn tay của ta đã có con mắt hiểu chưa. Nếu trong lòng bàn tay của ta đã có con mắt hiểu thì những gì ta làm cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho người. Nếu trong lòng bàn tay của ta chưa có con mắt hiểu thì chớ vội hành động, bởi vì hành động trên căn bản đó sẽ gây thương tích và khổ đau thêm cho người kia. Vào chùa thấy tượng Quán Âm ngàn mắt ngàn tay, nếu quen với ngôn ngữ của điêu khắc Phật giáo thì chúng ta hiểu ngay đây là hình tượng để nói lên một thứ tình thương chân thật, được xây dựng bằng cái thấy, bằng sự quán chiếu, bằng hiểu biết do sự nhìn sâu. Đây là một thứ tình thương đích thực, không phải thứ thương suông bởi vì nó được thể hiện bằng những cánh tay. Khi hướng dẫn khách vào chùa, ta phải giải thích như vậy để họ có thể hiểu được, nếu không họ sẽ thắc mắc, vì mỗi nền văn hóa có một thứ ngôn ngữ riêng. Đôi khi con mắt kia mình phải tìm mới thấy. Nhìn qua thì chúng ta chỉ thấy vị tượng có nhiều cánh tay thôi, nhưng nếu nhìn cho kỹ, ta sẽ thấy trong mỗi bàn tay có một con mắt. Bàn tay mà có con mắt là quan trọng lắm, bàn tay mà không có con mắt là nguy hiểm vô cùng. Hành động mà không đi theo sự hiểu biết thì sẽ đưa đến sự đau khổ cho người mình thương, chứ đừng nói người mình không thương.

Ai cũng muốn đem lại hạnh phúc cho đất nước, cho đồng bào, cho nhân loại, cho các loài, nhưng cái tình thương không có sự hiểu biết thì chưa hẳn là tình thương và có thể gây đổ vỡ dù mình có đầy tràn thiện chí. Thiện chí chưa phải là tình thương, cái ý muốn thương chưa phải là thương. Khả năng thương là khả năng thấy và khả năng hiểu để hành động, vì vậy mà các nhà điêu khắc đã diễn tả tình thương rộng lớn của Bồ Tát Quán Thế Âm như cả ngàn cánh tay có con mắt trong mỗi bàn tay. Sự tu hành của mình, nói tóm lại, là để đặt vào trong lòng bàn tay của mình một con mắt. Chừng nào mình đặt được một con mắt vào lòng bàn tay của mình, thì lúc đó hành động của mình sẽ có an toàn.

Bất cứ hành động nào của mình cũng sẽ đem lại hạnh phúc cho người và cho chính mình. Nếu chưa có con mắt ở trong lòng bàn tay, thì chúng ta phải cẩn thận. Tu quán là để có con mắt tuệ, tuệ nhãn. Có tuệ nhãn thì dù muốn hay không cũng sẽ có từ bi, tại vì cái thấy sâu sắc đưa tới cái thương đích thực. Và tình thương không thể nào không biểu hiện bằng hành động.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm