Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 25/02/2016, 12:45 PM

Tưởng ma – thấy ma

Yếu bóng vía hay sợ ma hầu như là cảm giác ai cũng từng trải qua dù là người lớn hay trẻ nhỏ, là nam hay là nữ. Trước kia tôi cũng luôn tự hỏi ma là gì? Là ai? Vì sao ta lại sợ ma? Vì sao người lớn khi không muốn trẻ con chơi ở đâu thì thường dọa ở đấy có ma?

Dần dần những lời dọa từ lúc nhỏ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi đứa trẻ, kể cả tôi. Khi chưa được học Phật tôi vẫn luôn sợ bóng tối, sợ đi một mình trong đêm đến toát cả mồ hôi vì luôn có cảm giác ai đó đang đi theo. Tôi cũng biết nhiều người cũng rơi vào trường hợp giống như tôi. Họ rất sợ bóng tối và khi đi ngủ luôn phải bật đèn. Nhưng khi tìm hiểu sâu những giáo lý được đức Phật truyền dạy thì tôi mới hiểu căn nguyên sâu xa vì sao mình lại hình thành tâm lý sợ ma như vậy. 

Tại sao lại gặp ma? Vì ta không hiểu pháp Phật. Vì không làm theo lời Phật dạy, mà lại làm ngược lại. Phật dạy “Ức Phật, Niệm Phật” thì gặp Phật. Còn mình lại “Ức ma, Niệm ma” thì tương lai nhất định gặp ma. Gặp Phật hay gặp Ma đều do chính mình tưởng tới, niệm tới. Tất cả đều do tâm mình  tạo ra cả.

Chính vì thiếu niềm tin vào Phật pháp mới sợ ma. Không hiểu Phật pháp mới sợ ma. Thường làm việc ma mới gặp ma. Tâm ma mới gặp ma. Tục ngữ thế gian có câu: 

“Ma bắt coi mặt người ta
Mặt ai méc méc thì ma bắt hoài”

Thực ra chính mình là một con ma rất lớn, lớn hơn những con ma khác mà không hay. Chính mình là ma mà lại sợ ma, vô tình đi dọa ma người khác. Thành ra con ma “mình” làm cho con ma “người” bất an. Rốt cuộc ai cũng phải sợ mình! Sợ mình thì lìa xa mình. Vô hình chung, chính mình tách ly đại chúng, sống âm thầm neo đơn trong cảnh ma.
 
Người xưa cũng thường nói: “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” ngụ ý muốn răn dạy những ai hay làm việc khuất tất, không minh bạch thì tâm dễ hoảng sợ, hay nghĩ lung tung.

Tâm sợ ma thì tâm luôn nghĩ đến ma. Tâm luôn nghĩ tới ma thì ma cứ hiện mãi trong tâm. Ma hiện mãi trong tâm thì tâm thấy ma hằng ngày. Tâm thấy ma hằng ngày tức là hằng ngày ta đang sống với cảnh ma. Sống với cảnh ma thì dễ thành ma. Thân là người mà tâm là ma thì làm sao có ngày giải thoát?

Đây chính là tự mình trói buộc mình đó. Tự mình tạo tất cả cảnh giới xấu cho chính mình. “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tâm chấp vào đâu sẽ đi về cảnh giới đó. Do đó, nếu cứ nghĩ về ma thì sau khi chết dễ đi về đường ma. Thế gian gọi là “Sống làm người, chết làm ma”, thật oan uổng vô cùng! Tất cả đều tại chính ta muốn vậy. Làm ma khổ lắm, sướng ích gì đâu mà chạy theo con đường đó?

Vì vậy, khi hiểu đạo thì bạn sẽ không còn sợ ma nữa. 

Vậy hiểu đạo là sao? Là người thành tâm niệm Phật, ngày ngày nghĩ Phật, giờ giờ tưởng Phật, quyết định tương lai sinh về nước Phật. Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói: “Ức Phật, Niệm Phật, hiền tiền đương lai tất định kiến Phật”. Nghĩa là, người luôn luôn nhớ đến Phật, luôn luôn niệm Phật. Được vậy, nếu không bây giờ, thì cũng tương lai chắc chắn sẽ gặp Phật.

Như vậy, gặp Phật hay gặp Ma đều do chính mình muốn chứ có ai tạo ra cảnh tượng này đâu. “Gặp Phật” chắc chắn phải hay hơn là “Gặp Ma” chứ.

Nhìn xác người chết mình sợ ma vì mình nghĩ đến người đó có linh hồn. Linh hồn không còn trong cái xác nữa thì thành ma. Xin hỏi, khi nhìn một xác chết của con heo tại sao mình không sợ? Có lẽ mình cho rằng con heo không có linh hồn chăng?

Quá sai lầm!

Phật dạy tất cả mọi sinh vật đều có tánh linh. Tánh linh này là Phật. Tánh linh bình đẳng, với Thánh không ngộ, với phàm không mê, với người không hơn, với vật không kém. Tánh linh vẫn là vậy. Mê hay Ngộ, hơn hay kém... đều do chính chúng sinh tạo lấy mà thôi.

Người thế gian chúng ta mê muội nên hạ cấp Tánh linh này xuống thành “Linh hồn”, “Vong hồn”, “Du hồn” hoặc thành Ma. Khi mê, thấy chúng sinh giống như Ma. Sợ sệt! Ngộ rồi thấy chúng sinh đều là Phật. Cung kính!

Rõ ràng, Phật hay Ma đều do tự tâm, kính hay sợ cũng do chính tâm của mình tạo ra.

Người sợ ma, không dám nhìn xác người mà lại vui vẻ khi nhìn xác heo. Không ngờ xác heo và xác người tuy hai mà một.

Người ngồi gần người chết thì sợ mùi “Tử khí” mà lại mạnh dạn banh xác con heo, lóc xương, cắt mỡ, tìm miếng thịt nạc. Bên xác người chết được thành kính tụng kinh, niệm Phật, thắp hương, đốt trầm... mà lại sợ. Trong khi mổ xác heo thì phân tiểu khai thối, máu thịt tanh hôi... mà nhiều người lại thấy thơm! Đâu là ma, đâu là Phật đây?

Cách biệt giữa Phật và Ma chỉ có Ngộ và Mê. Người chưa muốn Vãng sinh thành Phật vì chưa Ngộ. Người cứ nghĩ tới Ma vì đang Mê. Mê làm Ma, Ngộ làm Phật.

Ngộ ra đạo lý này thì thấy chính mình là một vị Phật thì an nhiên, thanh tịnh, sống thì niệm Phật, khi xả bỏ báo thân thì về Tây phương gặp A Di Đà Phật, thành Phật, tận hưởng an vui cực lạc, giải thoát. Sống chết tự tại, còn gì nữa mà lo? 

Không chịu ngộ ra đạo lý này thì mê muội cứ tiếp tục mê muội. Mê muội thì sống mà tâm thần bất tịnh, không an, sợ ma... Khi chết thì tâm hồn hoảng hốt, sợ hãi, không còn sáng suốt, mù mù mịt mịt, bị ma dẫn theo cảnh ma, đời đời kiếp kiếp lang thang khổ cực. Làm sao được vui đây?

Hiểu được đạo lý này thì xin thành tâm khuyên người nào sợ ma hãy mau mau từ bỏ ý niệm này đi. Bỏ đi là hết, tất cả đều được giải quyết. 

Chúng ta sợ ma bởi ta cứ nghĩ hoài về nó. Nếu lúc nào tâm bất an thì hãy lớn tiếng niệm Phật, cảm giác ấy sẽ không còn nữa. Đây là cách đã giúp tôi chữa khỏi căn bệnh sợ ma. Khoảnh khắc khi mình niệm Phật thì cái suy nghĩ có ma đi theo đã biến mất, lúc này trong tâm chỉ còn nghĩ tới Phật.

Chính vì lẽ đó, mong bạn đừng bao giờ dọa trẻ nhỏ những từ ngữ không tốt như là ở đó có ma hay ông ba bị, quỷ, mẹ mìn... Tưởng những lời nói ấy vô hại nhưng lại định hình tính cách của chúng. Chúng sẽ dễ bị hoảng sợ và hay bất an với ngoại cảnh. 

Thay vào đó, chúng ta hãy phân tích cho các em rằng nơi đó nguy hiểm, nếu không cẩn thận sẽ bị thương. Trẻ nhỏ luôn cần sự dạy bảo một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Chúng ta sợ điều gì thì cũng đừng dọa trẻ con thứ đó. Vì trí nhớ của chúng rất tốt và chúng luôn có thói quen tin chắc vào những điều người lớn nói.

“Ngân vang tiếng mõ giục hồi
Xua tan tăm tối rạng ngời an vui”

Chúng ta hãy cùng nhau trở thành những người mạnh mẽ chứ không phải những kẻ nhát gan, luôn sợ hãi mọi thứ. Muốn được vậy hãy tin sâu vào những điều trong kinh Phật. Nơi đó chứa đựng câu trả lời cho tất cả vấn đề mà chúng ta đang khúc mắc. Đó là ngọn đuốc sáng giúp ta phá tan đi vô minh tăm tối đang che lấp thân tâm!

Ức Phật, Niệm Phật - Ức Ma, Niệm Ma

Nguyễn Linh Chi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn

Ứng dụng 17:20 11/11/2018

Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.

Sử dụng của cải một cách hợp lý

Ứng dụng 16:49 11/11/2018

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.

Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...

Ứng dụng 15:55 30/10/2018

Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?

Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ

Ứng dụng 21:53 26/10/2018

Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất. 

Xem thêm