Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/01/2015, 17:09 PM

Tưởng nhớ về cuộc đời vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Những ngày đầu năm 2015, nhiều thiền viện Trúc Lâm trên cả nước như Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đều tổ chức những chương trình và khóa tu kỉ niệm ngày sinh lần thứ 756 ( 11/11/1258 - 11/11/2014) của Tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà Phật hoàng Trần Nhân Tông.

 
Qua đây tinh thần hạnh nguyện Đại Đầu Đà của vị Tổ Trúc Lâm đáng kính đã được truyền lại cho hậu thế trong khóa tu Bồ Tát Hạnh lần I tổ chức từ ngày 2/1-4/1/2015 tại thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Cự Khối, Long Biên). 


Khóa tu với ý nghĩa kính mừng 756 năm ngày sinh của Sơ tổ Trúc Lâm Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đón nhận 300 người tham dự, trong đó có 200 khóa sinh chính thức và 100 người dự thính trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch 2015.
 
Mục đích của khóa tu thanh tịnh đầu xuân mong muốn huân tập tinh thần tu tập hạnh đầu đà cho phật tử trên nền tảng thực hành Bồ tát hạnh với Lục độ ba la mật, bởi tinh thần hạnh nguyện đầu đà góp phần không nhỏ trong việc kế thừa mạng mạch chính pháp. 

300 khóa sinh được chia thành 7 chúng: Chúng Đại Hạnh, Chúng Bố Thí, Chúng Nhẫn Nhục, Chúng Trì Giới, Chúng Tinh Tấn, Chúng Thiền Định, Chúng Trí Tuệ.
 
 
Trong đó tinh thần tu tập của các khóa sinh và phật tử lớn tuổi trong cái lạnh khiến thế hệ thanh niên nể phục và học hỏi. Những phật tử như thế đang noi theo gương hạnh tu hành kham nhẫn của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Vị Tổ của dòng thiền Trúc Lâm là một vị minh quân đã nối tiếp bước đức Phật từ bỏ danh vị, ngai vàng, gia sản để rồi tu thành quả Giác ngộ toàn diện, nên Ngài được nhân sinh cung kính tôn vinh là Phật hoàng. 
 
 
Cách đây 7 thế kỷ, núi non hoang sơ hiểm trở lại là môi trường tốt để Ngài tu khổ hạnh, qua đó Ngài quán chiếu và thông suốt sự việc sự vật vô thường, và như thế Ngài sống với tâm không đắm nhiễm vướng mắc vào việc ăn mặc ở cung phụng cho bản thân. 12 hạnh nguyện Đầu Đà đã được Ngài hành trì tinh tấn và viên mãn, vì vậy Ngài xứng đáng được tôn vinh là Đại đầu đà Phật hoàng Trần Nhân Tông:

Thứ nhất, trước bá nạp y, chính là nói y phục dùng để mặc. Mặc y phục gì? Mặc “nạp y” (y phục vá); trên y phục, trái vá một miếng, phải vá một miếng, vá víu không biết bao nhiêu mà kể, y phục như vậy gọi là “y bá nạp” hay “y phấn tảo”.

Thứ hai, đản tam y. Đản chính là “chỉ có”; chỉ có ba y, không có những vật khác. Nên nói “bên mình không có những vật làm chướng ngại, thì bản thân không sanh khởi phiền não”; Tỳ kheo thực hành hạnh đầu đà, chỉ được phép có ba y. 

Thứ ba, Khất thực: chính là ôm bát đi xin cơm, còn gọi là “Thường khất thực”. Là mỗi ngày đến giờ thọ trai, bèn đi xin cơm, chứ không tự mình nấu, nên ăn những thức ăn có sẵn người ta làm xong, quý vị đến đó để xin. 

Thứ tư, Thứ tự khất: là khất thực không được chọn lựa. Không quan tâm là sạch hay dơ, cũng không để ý là dòng dõi Sát đế lợi nhiều tiền hay giai cấp Chiên đà la nghèo hèn nhất; không hỏi giàu nghèo, không hỏi thí chủ là người có tiền hay không có tiền, cứ như thế khất thực, ban cho tất cả chúng sanh vô lượng công đức. Theo thứ lớp khất thực, tức là không có tâm phân biệt, thực hành bình đẳng, làm cho tất cả chúng sanh đều có cơ hội gieo trồng công đức, không có tâm lựa chọn, đây chính là chí công vô tư.

Thứ năm, nhật trung nhất thực. Tức là buổi sáng không ăn, buổi tối cũng không ăn, chỉ ăn một lần vào buổi trưa. 

Thứ sáu, Tiết lượng thực. Tiết là “có tiết chế”; lượng là “có số lượng”. Ăn thức ăn không nên nói thức ăn này ngon, dùng xong lại muốn dùng nữa, đó là không có tiết độ. 

Thứ bảy, Qúa ngọ bất ẩm tương. Qua sau giờ ngọ không uống nước cơm—ngay cả sữa bò, nước trái cây cũng đều không uống. 

Thứ tám, Trụ a lan nhã. A lan nhã là tiếng Phạn, dịch là “tịch tĩnh xứ” (nơi vắng lặng ); tịch tĩnh chính là nơi không có sự ồn ào, không có bất kỳ âm thanh nào. Nơi này là ở trong rừng núi, cách thành thị rất xa

Thứ chín, Thọ hạ túc. Vì sao lại phải ở dưới gốc cây? Vì người tu đạo lấy trời đất làm lều, lấy bốn biển làm nhà, đi đến đâu cũng đều có thể ở. Ở bên dưới cây như vậy, đã có thể tránh mưa, lại còn rất mát, cho nên có thể ở dưới gốc cây. Nhưng dưới mỗi gốc cây không thể ở quá 3 ngày, chỉ có thể ở 2 đêm. 

Thứ mười, Trủng gian trụ. Trủng chính là “phần mộ” (mồ mả), nghĩa là cùng ngủ chung với người chết. Ngồi trong nghĩa trang làm bạn với những ma quỷ. Tại sao như vậy? Vì ngồi bên cạnh mộ rất thích hợp cho việc “quán vô thường”—biết đời người là vô thường, bất luận sớm tối mau chậm đều sẽ chết; sau khi chết sẽ trở thành một cái gò mả, thân thể bên trong biến thành một đống xương trắng. Ngồi bên cạnh mộ tu đạo có thể giác ngộ được tất cả đều là vô thường, sẽ không phát khởi vô số tâm tham, vô số tâm sân, vô số tâm si và sẽ không bị dính mắc vào bất kỳ vật gì.

Thứ mười một, Hiếp bất trước tịch. Hiếp là “xương sườn”. Hiếp bất trước tịch (lưng không dính chiếu) chính là “thường ngồi không nằm”, tức nói vị ấy luôn luôn ngồi.

Trong đó, hạnh kham nhẫn là điều kiện quan trọng để tu hạnh Đầu Đà, giúp người tu vươn lên trước những thử thách của bản thân, càng khổ hạnh càng tiến tu đó là tinh thần Đại Đầu Đà. Sự kham nhẫn trở nên nhẹ nhàng: làm mà như không làm nhờ vào tâm thế thanh tịnh không còn đắm nhiễm vướng mắc vào nhu cầu của bản thân. Từ một vị vua có trong tay mọi thứ trên đời đến khi giác ngộ con đường giải thoát khỏi khổ đau, Ngài không ngần ngại buông xả để tìm lại chân tâm bình yên trong sáng:

“Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm
Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm
Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch
Một tiếng chim kêu lại cảnh xuân tàn”
   
Học theo gương hạnh tu tập của Phật hoàng, lớp lớp thế hệ phật tử sau này cần biết điều chỉnh tham vọng danh lợi để giảm bớt thị phi phiền não, bởi nhờ lòng danh lợi có lạnh theo trận mưa đêm hôm trước thì niềm thị phi mới rụng theo hoa buổi sớm ngày hôm sau. 

Mỗi lần tưởng nhớ về cuộc đời vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông, hậu thế càng có thêm những bài học tu tập quý giá.
                                                                   
Diệu Hòa
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm