Tượng Phật bằng gỗ lũa lớn nhất Việt Nam tại ngôi chùa cổ hơn 800 năm tuổi
Không chỉ gây ấn tượng với khuôn viên có kiến trúc tinh xảo, độc đáo, ngôi chùa cổ này ở Hải Phòng còn được nhiều du khách biết đến và tìm về vãn cảnh vì sở hữu pho tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 110km, chùa Thắng Phúc (hay còn gọi là chùa Vọng Phúc) là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của Hải Phòng. Chùa nằm bên bờ sông Văn Úc, cạnh bến đò An Tháp, thuộc làng Mỹ Lộc, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng.
Chùa Thắng Phúc hiện sở hữu pho tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam (được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận vào năm 2018), thu hút đông đảo khách thập phương tới tham quan, vãn cảnh.
Được biết, pho tượng này được chế tác từ gỗ lũa, chất liệu Cẩm Lai nguyên khối có tuổi 700 năm, dài 7,85m, đường kính 1,85m và nặng 18 tấn, có xuất xứ từ Châu Phi do một doanh nhân cúng tiến. Vật liệu đặc biệt này (gỗ lũa - phần lõi gốc của các cây đã bị chết, thường là các cây cổ thụ lâu năm) có đặc trưng rất cứng và không bao giờ bị mối mọt xâm hại.
Tượng được những người thợ tay nghề cao, làm liên tục trong vòng 6 tháng và sau một năm chế tác thì hoàn thành với chiều cao 1.9m, chiều dài 7.7m và trọng lượng hơn 10 tấn.
Đến năm 2018, bức tượng đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục Tôn tượng Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ lũa nguyên khối lớn nhất Việt Nam.
"Tôi đã biết đến bức tượng phật bằng gỗ lớn nhất Việt Nam tại chùa Thắng Phúc cách đây cũng 3 năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy tượng bên ngoài. Bức tượng ở bên ngoài đẹp, hoàn mỹ và không khó để có thể nhìn thấy những đường nét trạm trổ tinh xảo được khắc hoạ khéo léo trên từng chi tiết nhỏ" - chị Nguyễn Hải Yến (du khách người Thái Bình) - chia sẻ.
Ngoài ra, đây cũng là một công trình tạo nên điểm nhấn về du lịch văn hóa tâm linh của huyện Tiên Lãng nói riêng và của TP Hải Phòng nói chung.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Côn Sơn: Một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm
Chùa Việt 14:07 01/11/2024Chùa Côn Sơn gắn với Thiền phái Trúc Lâm, cả ba vị Tổ của thiền phái đã từng tu hành và thuyết pháp ở đây. Cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của Thiền phải Trúc Lâm.
Chùa Khôsa Răngsây: Nơi có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi
Chùa Việt 10:58 31/10/2024Tọa lạc ngay trung tâm Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), ngôi chùa Khmer mang tên Khôsa Răngsây thu hút du khách hơn 60 quốc gia đến tham quan bởi nhiều nét độc đáo, trong đó có tủ sách cổ hàng trăm năm tuổi.
Độc đáo ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, lộng lẫy như cung điện ở Sóc Trăng
Chùa Việt 20:32 30/10/2024Tại xã Viên Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có một ngôi chùa Khmer hơn 400 năm tuổi, chính điện được xây dựng nguy nga, lộng lẫy.
Huyền tích chùa thiêng trên đỉnh núi Tà Cú tại Bình Thuận
Chùa Việt 12:30 30/10/2024Trong hệ thống chùa chiềng tại tỉnh Bình Thuận, có một ngôi chùa thiêng gắn liền với tên tuổi của một nhà sư – người được xem là bậc 'cứu thế độ đời', danh đức của Ngài được người dân Bình Thuận cũng như Phật tử gần xa biết đến và cảm niệm hàng năm…
Xem thêm