Chủ nhật, 26/02/2023, 11:30 AM

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp

Chùa lá sen hay được còn gọi là chùa Phước Kiển Tự là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và cổ kính tại tỉnh Đồng Tháp. Trong nhưng năm trở lại đây, chùa lá sen trở thành một trong những điểm đến thú vị của nhiều du khách khi đến với tỉnh này.

Chuyện ly kỳ về chùa

Chùa Phước Kiển Tự nằm ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, được thành lập dưới thời vua Thiệu Trị (1841). Là ngôi chùa có kiến trúc cổ kính, khung cảnh đẹp mắt, không phải là chùa đẹp nhưng vẫn được đông đảo du khách và Phật tử viếng thăm vì sở hữu một hồ sen rất đặc biệt.

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 1

Chùa Phước Kiển Tự hay còn gọi là chùa lá sen được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trịnh: Hữu Tuấn

Theo sư trụ trì Thích Huệ Từ chùa Phước Kiển Tự còn từng là cơ sở hoạt động cách mạng, nhưng vào năm 1966, bom đạn chiến tranh đã làm sập hoàn toàn ngôi chùa. Sau năm 1975, chùa được xây lại với kiến trúc đơn giản không cầu kỳ bao gồm: cổng vào, tháp thờ Phật Quan Âm và chính điện và bên trong khuôn viên của chùa có hồ sen lá khổng lồ.

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 2

Chùa có kiến trúc khác so với nhiều ngôi chùa trên khắp cả nước. Ảnh: Hữu Tuấn

Những người dân ở gần chùa cho biết, chùa Phước Kiển Tự nổi tiếng với những lá sen có kích thước khổng lồ, còn có thể làm chỗ đứng cho du khách chụp ảnh mỗi khi ghé thăm ngôi chùa này.

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 3

Gian chính điện nhiều vị Phật được thờ tập trung. Ảnh: Hữu Tuấn

Năm 1966, chiến tranh tàn phá khiến cho chùa tan hoang, rùa bị bắt mất nhưng sau đó tự bò về chùa. Đến năm 1999, trong chùa xuất hiện một con hạc và nó rất hay đậu trên lưng rùa, từ khi chim hạc bay đi, rùa cũng qua đời. Sư trụ trì ướp xác rùa và đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa.

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 4

Mỗi ngày có hàng nghìn du khách tới vãn cảnh chùa, chụp hình với lá sen. Ảnh: Hữu Tuấn.

Theo quan sát của phóng viên, bên ngoài mặc dù có kiến trúc đơn sơ nhưng bên trong chùa được thờ cúng bài bản, thờ rất nhiều tượng Phật và thần lưu truyền trong dân gian được người đời tôn sùng.

Hấp dẫn bởi lá sen

Hiện tại, chùa có hai hồ lá sen, theo sư trụ trì, "hồ sen ở chùa Phước Kiển có hình vuông tượng trưng cho đất, lá sen có hình tròn tượng trưng cho trời. Lá sen khổng lồ, to như những cái nia, vành cong gần cả tấc tay, nom rất đẹp mắt, loài sen này xuất hiện trong hồ của nhà chùa từ năm 1992 và tồn tại cho đến bây giờ".

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 5

Những lá sen có đường kính từ 1,5m trở lên tọa lạc trong hồ từ nhiều năm nay. Ảnh: Hữu Tuấn

Chia sẻ với phóng viên, sư trụ trì tâm sự, những hố bom thời chiến tranh để lại được tận dụng để trồng sen, kỳ lạ loại sen này trồng trong hố bom tại chùa thì lá to, nhưng đem đi chỗ khác trồng thì lá nhỏ. Trước những lợi thế có được, chùa đã chỉnh trang để du khách tới tham quan.

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 6

Du khách vãn cảnh chùa có thể chụp hình trên những lá sen với phí 20.000 đồng/ người.

Để du khách đứng lên lá sen để chụp hình, phải đặt thêm cái mâm thiếc mỏng lên trên, sau đó, bước chậm rãi vào đúng tâm. Tuy nhiên, để chụp ảnh du khách tham quan phải trả một chi phí nhỏ để người bắc ván gỗ đưa lên lá, rồi chụp ảnh.

Vẻ đẹp cổ kính và độc đáo của chùa lá sen ở Đồng Tháp 7

Hoa sen cũng nở khác lạ so với hoa sen chúng ta thường biết. Ảnh: Hữu Tuấn

Chị Nguyễn Thị Nhạn, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết, cả gia đình chị đi du tham quan du lịch tại Đồng Tháp, nghe người dân quảng bá về chùa lá sen nên cả gia đình chị đến đây để tham quan. Thấy lá sen này khác so với lá sen thông thường gặp và có thể đứng trên đó để chụp hình là đều kỳ diệu.

Điều đặc biệt, vào mùa khô lá chỉ tầm khoảng 1,5 mét nhưng vào mùa nước nổi lá to với đường kính từ 3 đến 4 mét. Lá sen to có thể dễ dàng chứa được một người trọng lượng đến 100kg mà chỉ làm chao nhẹ mặt nước.

Hoa sen nở trong 3 ngày và mỗi ngày nở hai lần, chuyển màu liên tục. Hoa nở lần đầu vào khoảng 6 giờ tối, tỏa hương thơm ngát đến 12 giờ sáng hôm sau thì bắt đầu khép lại. Tầm 3 giờ hoa lại nở, đến khoảng 4 – 5 giờ chiều thì khép cánh. Từ màu trắng hồng ban đầu, mỗi lần hoa nở sẽ sẫm hơn một chút đến khi tàn sẽ có màu tím thẫm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam ở Nam Định

Chùa Việt 20:45 17/04/2025

Chùa Bình A (Nghĩa Hưng, Nam Định) mang kiến trúc của Phật giáo xứ Huế có sự hòa lẫn với văn hóa xứ Kinh Bắc, nơi có bức tượng Phật A Di Đà bằng đá xanh tự nhiên lớn nhất Việt Nam.

Vẻ đẹp ngôi chùa gốm sứ Bát Tràng ở Hà Nội

Chùa Việt 08:44 16/04/2025

Chùa Tiêu Dao được tạo nên bởi hàng chục ngàn sản phẩm gốm sứ của các nghệ nhân Bát Tràng (Hà Nội). Chùa có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách thập phương.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

Chùa Việt 23:54 15/04/2025

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã ấn ký Quyết định số 757/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh).

Ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây

Chùa Việt 14:00 13/04/2025

Chùa Ta Kúch Chắs hay còn gọi là chùa Trà Quýt cũ, tọa lạc ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được xem là ngôi chùa có nhiều cây thốt nốt nhất miền Tây, với số lượng lên đến hơn 200 cây.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo