'Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt' là thế nào?
Các nhà tướng số từ xưa đến nay đều nhận định rằng: “Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt” (có tâm, không tướng, tướng sẽ do tâm sanh ra. Có tướng, không tâm, tướng theo tâm mà mất).
Câu này có nghĩa là: Người có tâm tốt, nhưng tướng không tốt thì cái tướng không tốt ấy sẽ theo tâm tốt mà chuyển hóa dần dần thành tướng tốt. Nhưng ngược lại, người có tướng tốt nhưng tâm không tốt thì cái tướng tốt ấy, sẽ bị cái tâm không tốt chuyển hóa dần dần thành tướng xấu. Như vậy giữa tướng và tâm, chúng ta thấy tâm là quan trọng nhất. Tướng chỉ là sự biểu hiện của tâm, tâm phát sinh ra tướng. Tâm càng đẹp thì tướng càng đẹp, tâm càng xấu thì tướng càng xấu.
Đó là cách nhìn của các nhà nghiên cứu nhân tướng về tâm và tướng. Nhưng làm thế nào để có được tâm và tướng tốt đẹp thì chúng ta nên tìm hiểu về những lời dạy của Đức Phật.
Có một lần vị Thiên (trời) hỏi Đức Phật:
"Thường sống trong rừng núi,
Bậc Thánh sống Phạm hạnh,
Một ngày ăn một buổi,
Sao sắc họ thù diệu?"
Ý của vị Thiên hỏi: Tại sao đệ tử của Ngài sống trong rừng núi, không đeo tràng hoa phấn sáp, chỉ thực hành Phạm hạnh (hạnh của Trời Phạm Thiên: như thiền định, thiền quán, tu tập tứ vô lượng tâm...), một ngày chỉ ăn một buổi (không đủ năng lượng, dinh dưỡng), sao nhan sắc họ thù diệu (đẹp không thể tả).
Đức Phật trả lời, sở dĩ các vị ấy có được sắc đẹp như vậy là vì họ:
"Không than việc đã qua,
Không mong việc sắp tới,
Sống ngay với hiện tại,
Do vậy, sắc thù diệu."
Ý là sở dĩ nhan sắc của các vị này thù diệu là do họ đã an trú tâm ở hiện tại. Họ không hướng tâm đến quá khứ và tương lai. Vì quá khứ đã qua, tương lai thì chưa tới. Cái đã qua và cái chưa tới là những cái không có thật, cái ở quá khứ và cái ở tương lai chỉ do tâm tưởng biến hóa ra mà thôi. Vì vậy, không nên bám víu, chấp thủ hay chạy theo chúng.
Chúng ta hằng ngày phải tiêu hao nhiều năng lượng do tâm vọng tưởng gây ra. Vì vậy, chúng ta phải cần nạp nhiều năng lượng vào cơ thể để cho tâm vọng tưởng hoạt động. Theo các nhà khoa học não bộ của chúng ta là nơi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Một người thất tình khoảng một tuần có thể giảm mất vài cân, thậm chí còn làm suy sụp cơ thể.
Chúng ta đã sống với tâm vọng tưởng từ bấy lâu nay và coi đó như một thoái quen hết sức bình thường, đến nỗi không cần phải để ý. Lúc nào đó, không có việc chi nghĩ ngợi, ta lại cảm thấy buồn chán, cô đơn.
Có một triết gia đã đồng hóa tâm vọng tưởng là mình: "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại" (Decartes) tức là tôi không tư duy, suy nghĩ thì tôi không còn tồn tại, tôi không có hay tôi chỉ có khi tôi tư duy, suy nghĩ. Nhưng thật tế có phải tôi suy nghĩ nên tôi tồn tại không?
Tư tưởng Phật giáo nói riêng và tư tưởng Ấn độ nói chung, thông qua sự thực tập thiền định và thiền quán của một số hành giả Yoga, người ta thấy rằng, vọng tưởng là sự cản trở lớn nhất để ta thể nhập vào chân lý và bản thể của chính mình và vũ trụ. Thay vì ngồi không để tư tưởng vọng động, trôi chảy miên man, các hành giả yoga đã ngồi lại một chỗ (ngồi thiền) chú tâm vào một đối tượng nào đó để loại bỏ vọng tưởng, và các tạp niệm.
Khi vọng tưởng được điều phục, não bộ của hành giả hoạt động vi tế hơn nên ít tiêu hao năng lượng hơn. Đồng thời, thiền định giúp hành giả tái tạo lại một lượng lớn năng lượng lành có khả năng chuyển hóa thân và tâm, làm cho thân và tâm có sự tịnh lạc, tươi mới và nhan sắc thêm thù diệu.
Mục đích của tu tập thiền định và thiền quán là đưa thân và tâm quay về với hiện tại. Và dĩ nhiên là những ý niệm về quá khứ và tương lai đều lắng lặng. Chúng ta biết, ngày hôm qua và ngày mai là thời gian không có thật, cái gì không có thật thì nó chỉ là giả, không phải là chân lý. Chỉ có cái đang hiện hữu là cái thật nhất, cái đang hiện hữu là cái đang vận hành, chuyển biến theo qui luật duyên sinh và chân lý vô thường.
Vì vậy, trước cái hiện thực đang biến đổi không có gì có thể nắm giữ và bám víu được. Khi chúng ta sống đúng và nhận diện đúng cái hiện thực đang vận hành là chúng ta đang thể nhập vào cái chơn, cái thiện và cái mỹ của sự vật hiện tượng đang hiện hữu trên cuộc đời.
Đại đa số chúng sinh, những người bình thường, để tâm vọng tưởng hoạt động quá mạnh. Họ luôn nhớ về những kỷ niệm thời quá khứ, hồi tưởng lại những chuyện vui, chuyện buồn. Vui thì cười khinh khích 1 mình, buồn thì ngồi rơi lệ, tiếc thương. Đó chỉ là những cái ảo vọng đang đánh lừa cảm giác. Người có trí biết nó là vọng, là tưởng nên dừng lại ngay và không bị nó dắt dẫn, lôi kéo. Người già thì vọng về quá khứ, người trẻ thì mơ ước về tương lai.
Đôi khi cái mơ ước là động lực để chúng ta phát triển, nhưng mơ ước phải gắn liền với khả năng thực tế của mình. Mơ ước không gắn liền với khả năng hiện thực thì nó cũng chỉ là vọng tưởng mà thôi. Nên Phật dạy:
"Do mong việc sắp tới,
Do than việc đã qua,
Nên kẻ ngu héo mòn,
Như lau xanh rời cành."
Đức Phật bằng nhiều phương pháp trình bày, dẫn dụ chúng ta tu hành nhưng mục đích cuối cùng của Ngài cũng chỉ muốn chúng ta sống thực trong giây phúc hiện tại.
Vài dòng về tướng cách phản trắc của Nguỵ Diên trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Do ảnh hưởng từ "Tam Quốc diễn nghĩa", mỗi khi nhắc tới những nhân vật có "tướng mạo phản trắc" vào thời Tam Quốc, nhiều người sẽ nhớ ngay tới Ngụy Diên – người bị cho là có "phản cốt" ở đằng sau gáy.
Thế nhưng thực tế đã chứng minh, tướng mạo phản trắc của vị tướng họ Ngụy hoàn toàn là chi tiết hư cấu do tác giả La Quán Trung xây dựng nên. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, vụ án Ngụy Diên làm phản vốn là một án oan bởi nhân vật này thực chất không có dã tâm soán ngôi đoạt vị.
Theo nhiều giai thoại truyền lại thì nhân vật Tam Quốc thực sự sở hữu tướng mạo bị cho là dễ đem lòng phản trắc hơn cả là một mưu sĩ có tiếng tăm của Tào Tháo vào thời bấy giờ. Người này chính là Tư Mã Ý, kỳ phùng địch thủ một thời của Khổng Minh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Nghiên cứu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh
Nghiên cứu 12:20 28/10/2024Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.
Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất
Nghiên cứu 10:50 28/10/2024Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.
Ba cách thuyết minh Bát Chánh đạo
Nghiên cứu 23:50 26/10/2024Trong Kinh tạng Nikaya, khi Đức Phật nói trực tiếp về Bát Chánh đạo, thì lộ trình theo thứ tự là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, hay nói gọn lộ trình đó là Tuệ - Giới - Định.
Xem thêm