Tuỳ duyên giáo hoá
Một thời Thế Tôn trú ở Nalandà, tại rừng Pàvàrikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến đảnh lễ bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, vì sao đối với một số người Thế Tôn thuyết pháp một cách hoàn toàn trọn vẹn và đối với một số người khác lại không như vậy?
- Này thôn trưởng, ông nghĩ thế nào, một người cày ruộng có ba thửa ruộng. Một loại ruộng tốt, một loại bậc trung và một loại ruộng xấu. Người cày ruộng ấy muốn gieo hạt ở thửa ruộng nào trước?
- Bạch Thế Tôn, tất nhiên người cày ruộng muốn gieo hạt giống vào thửa ruộng tốt trước.
- Này thôn trưởng, cũng vậy, ví như thửa ruộng tốt là các Tỷ kheo, Tỷ kheo ni của Ta. Ví như thửa ruộng loại trung, là các nam nữ cư sĩ của Ta. Đối với họ, Ta thuyết pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, có nghĩa, có văn. Ta nói lên cho họ biết đời sống Phạm hạnh thanh tịnh. Vì họ sống lấy Ta làm chỗ nương tựa. Ví như thửa ruộng xấu là các ngoại đạo, Bà la môn, du sĩ. Đối với họ, Ta thuyết pháp sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, có nghĩa, có văn. Vì rằng, nếu họ hiểu được chỉ một câu, như vậy là họ được hạnh phúc an lạc lâu dài.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 8, phần Thuyết pháp [trích], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.493)
Lời bàn:
Tất cả chúng sanh đều có khả tính giác ngộ, tuy nhiên tùy thuộc vào duyên nghiệp của mỗi người mà khả năng ấy được phát huy và có những thành tựu nhất định.
Theo tuệ giác Thế Tôn, có ba nhóm đối tượng cơ bản cần phân biệt giáo hóa. Trước hết là những đệ tử xuất gia, những thửa ruộng tốt cần gieo hạt trước. Hoa trái giải thoát của Tứ thánh quả vốn đã tiềm tàng trong hàng ngũ xuất gia. Với lợi thế của đời sống xuất gia là không bị gia đình ràng buộc, có thể dành hết thời gian cho thiền định và như thế sự chứng đắc các Thánh quả là điều chắc chắn họ sẽ gặt hái được. Đây cũng là lý do Thế Tôn ưu ái hàng trưởng tử.
Tiếp đến là hàng cư sĩ Phật tử, những đệ tử tại gia của Thế Tôn. Do đặc điểm sinh kế và nhiều ràng buộc với gia đình, xã hội nên không thể chuyên nhất tu tập giải thoát như hàng xuất gia. Tuy nhiên, hàng cư sĩ có một trọng trách to lớn là hộ pháp và vẫn có thể thành tựu những quả Thánh từ Sơ quả đến Tam quả. Do đó, hàng cư sĩ trong giáo pháp là những thửa ruộng loại trung, nếu gia tâm chăm bón thì cũng được đền bù xứng đáng.
Ngoài ra, đối với những thửa ruộng xấu, Thế Tôn vẫn gieo mầm hy vọng, mong mỏi nơi họ dự phần giác ngộ để được lợi ích. Do vậy, Thế Tôn thường quán sát căn cơ để tùy duyên giáo hóa, dù bình đẳng đối với tất cả chúng sanh nhưng phương tiện và pháp môn tuyên thuyết cũng như sự quan tâm cho mỗi nhóm đối tượng thì có khác biệt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm